Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/06/2024, 22:09 PM

Cụ bà 26 năm nhặt ve chai cưu mang chó mèo hoang

Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (60 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) sống bằng nghề nhặt ve chai nhưng vẫn cưu mang cả đàn chó mèo hoang.

Audio

Từng làm quét rác, thợ hồ, giác hơi rồi nhặt ve chai với thu nhập ít ỏi, nhưng 26 năm qua bà Tuyết vẫn nuôi đàn chó mèo hoang, cho ăn ngày 3 bữa trong căn nhà gần bờ sông Vàm Thuật (P.An Phú Đông, Q.12).

Độc thân mà không cô đơn

Căn nhà nhỏ chất đầy ve chai nóng hầm hập giữa trưa, bà Tuyết dáng người nhỏ xíu, nặng chỉ hơn 30 kg, xách chiếc ghế ra bờ ruộng trước nhà ngồi ăn cơm. Xung quanh, mấy con chó được bà nuôi chạy qua lại quấn quýt. Bà Tuyết là dân gốc ở Gò Vấp, nhà có 6 chị em. Năm 1997, cha bán đất, chia cho mỗi người một chút để tự lo cuộc sống. Cầm 3,5 cây vàng, bà đi đò qua sông Vàm Thuật sang khu An Phú Đông mua một mảnh đất rộng, xây căn nhà nhỏ. "Ngày đó, xung quanh đây là sình lầy nên mới có giá đó. Giờ thì nhà cửa đầy hết rồi, nhưng chỗ tôi vẫn như vùng quê, nhà cửa không sát nhau, trước là đồng ruộng, đất trống thoải mái", bà Tuyết nói.

Ngày ngày đi nhặt ve chai thu nhập ít ỏi nhưng bà Tuyết vẫn vui vẻ cưu mang đàn chó mèo bị bỏ rơi

Ngày ngày đi nhặt ve chai thu nhập ít ỏi nhưng bà Tuyết vẫn vui vẻ cưu mang đàn chó mèo bị bỏ rơi

nuoi-cho-meo2-16798574953281945355375

Bà dáng người nhỏ, lúc nào cũng mặc đồ bộ, tóc búi hai bên, nhiều vết đồi mồi điểm trên làn da ngăm đen của người mưu sinh dưới nắng mưa. Theo lời bà Tuyết, từ 1 con chó ban đầu bà nuôi bầu bạn vào năm 1997, sau đó gặp những con chó, mèo nhỏ bị ghẻ lở hoặc đau ốm bị bỏ vào thùng rác, bà mang về chữa trị rồi nuôi nấng. "Tụi nó đẻ ra thêm nhiều con, có người đi ngang thấy tôi nuôi nhiều nên thỉnh thoảng lại mang chó mèo con tới trước nhà bỏ. Cứ vậy mà thành ra nuôi cả đàn hồi nào không hay. Mà ngộ là nhỏ người ta bỏ, tôi nuôi lớn xong người ta lại bắt thịt mất, nghĩ đau lắm", bà chia sẻ.

Mới đây, bà vừa bị bắt trộm 3 con mèo lớn, mỗi con nặng chừng 4 - 5 kg nuôi mấy năm trời. Nhắc tới, bà lại thở dài: "Chắc số tụi nó tới đó".

Nói về cuộc sống độc thân, "người mẹ" của đàn chó mèo cười: "Ngày trước cũng có người để ý, người đến nhà hỏi nhưng tôi thấy chưa đủ duyên nợ".

Hộ nghèo nhưng chó mèo ăn phủ phê

Chỉ vào con Ki với bộ lông xám, mập ú nu, bà giới thiệu nhặt nó về từ thùng rác 9 năm trước. Đến nay, Ki đẻ mấy lứa, lúc nào cũng quấn quýt bên bà và 2 con chó con. "Chó mèo bị ghẻ, tiêu chảy tôi mua thuốc tự chữa, vậy mà con nào cũng khỏi bệnh, sau đó thì lớn lên nhìn mướt mát. Chắc tôi mắc nợ nó quá, không đành lòng nhìn nó còn sống mà bị ruồng bỏ, thôi thì cứu được con nào cứ cứu, xin cơm nhiều hơn một chút là được", bà tâm sự.

Mỗi ngày, bà Tuyết đạp xe về xóm cũ, ghé qua nhà trọ của mấy người em và mẹ già, rồi lại nhặt ve chai, xin cơm thừa về cho "đàn con". Nghề nhặt ve chai mùa rớt giá có khi gom 3 - 4 ngày mới bán được hơn 100.000 đồng, vậy mà bà vẫn nuôi 9 con mèo, 7 con chó, mỗi ngày cho ăn 3 bữa và nhất quyết không bán con nào. Bà bộc bạch: "Chó nhà nghèo nhưng người ta cho đồ ăn phủ phê lắm, đồ ăn qua đêm gì tôi mang về nấu lại cho ăn hết. Còn tôi thì ngày cắm lon rưỡi gạo, ăn với chút rau trồng trong vườn là xong bữa".

26 năm cưu mang chó mèo, bà Tuyết bật mí bí quyết giải quyết "mâu thuẫn nội bộ" là nhốt chó ngoài vườn, cho mèo ăn trước, sau đó mới đến đàn chó. "Con nào nuôi tôi cũng thương, mà giống chó mèo này mình thương nó là nó thương lại. Nếu không bị mất trộm chắc giờ tôi phải có cả trăm con rồi", bà cười nói.

Trao đổi với Thanh Niên, bà Võ Thị Ngọc Lan, Chủ tịch UBND P.An Phú Đông, cho biết bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết thuộc diện hộ nghèo tại địa phương, sống một mình bằng nghề nhặt ve chai. Năm 2019 bà Tuyết được phường xây tặng nhà tình thương và tặng thẻ bảo hiểm y tế vào năm 2022 cũng như chăm lo tết. "Về việc cưu mang chó, mèo của bà Tuyết, phường không nhận phản ánh. Chỉ có nhà cửa đồ đạc để nhiều quá, phường có lưu ý dọn dẹp và Đoàn thanh niên phường sẽ hỗ trợ dọn dẹp đảm bảo vệ sinh môi trường", bà Lan nói.

Nguồn: Báo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên khánh thành 3 cây cầu, khởi công 3 phòng học tại tỉnh Kiên Giang

Gieo mầm thiện 11:56 28/06/2024

Ngày 27/6/2024, Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (TP.HCM) kết hợp địa phương tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động 3 cây cầu nông thôn tại Kiên Giang.

“Cơm chay miễn phí, xin mời...”

Gieo mầm thiện 21:38 27/06/2024

Vừa ghé xe vào quán cơm, một chú lớn tuổi đã nhiệt tình mời khách: “Cơm chay miễn phí, xin mời…”. Hình ảnh đó khiến chúng tôi ấn tượng, không chỉ vì những bữa ăn thiện nguyện mà đúng như lời ông bà xưa dạy “của cho không bằng cách cho”.

Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên trao 160 phần quà đến bệnh nhi khó khăn

Gieo mầm thiện 12:00 25/06/2024

Ngày 25/6, Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (TP.HCM) đã tổ chức trao quà đến bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM.

Chư Tăng cùng người dân làm đường giao thông nông thôn

Gieo mầm thiện 16:30 24/06/2024

Đây là công trình dân sinh ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của Phật giáo đối với việc cải thiện hạ tầng và cuộc sống của bà con.

Xem thêm