Thứ tư, 12/07/2023, 10:15 AM

Cung kính Kinh điển

Kinh Phật là Pháp bảo, là kim chỉ nam dẫn đường cho chúng sinh thoát khổ, nên phải cung kính tôn trọng, nếu có hư rách phải kịp thời tu bổ, không được đốt bỏ hoặc vứt đi.

Nơi nào có Kinh điển, nơi đó có long thần hộ pháp bảo hộ, nếu vì Kinh điển hư rách mà chúng ta bỏ mặc, vứt vào một xó thì tội lỗi cũng sẽ vô lượng.

Kinh Phật phải được đặt lên trên tất cả sách vở khác. Những Kinh, Luật, Luận của thế gian đặt ở tầng kế. Kinh sách đặt từ trên xuống dưới theo thứ tự như sau: Bản gốc Kinh điển, sách chú thích Kinh điển, những sách vở Phật học thông dụng, sách ngôn luận của các bậc Thánh hiền, những sách vở có tính cách giáo hóa, cuối cùng là những sách vở thông thường.

01

Cúng dường kinh sách và Pháp bảo như thế nào mới đúng chánh Pháp?

Không được vẽ, viết lung tung trên Kinh sách; không được vừa nói chuyện, ăn uống vừa xem Kinh.

Phải cung kính đặt Kinh sách lên chỗ cao ráo sạch sẽ, không được tùy ý vứt trên giường, trên ghế và những chỗ không thanh tịnh.

Khi dùng tay cầm hoặc đặt Kinh sách vào trong túi mang đi không được để thấp hơn thắt lưng, không được cặp nách.

Không được bày biện lung tung trên bàn đọc Kinh, hoặc nằm dài xem Kinh, càng không được tay dơ đụng vào Kinh.

Không được dùng miệng thổi bụi trên Kinh, phải dùng khăn sạch chuyên dụng để lau bụi.

Nếu phòng học và phòng ngủ chung với nhau (ở đây chỉ cho phòng đơn) thì khi ngủ phải dùng khăn sạch đậy lên trên Kinh và phải đặt ở phía trên đầu của mình.

Không được ở nơi có Kinh điển có những hành vi nhơ uế.

Khi xem Kinh đến đâu nên dùng mảnh giấy nhỏ ngăn ra làm dấu. Không được xếp trang, xếp góc hoặc lật úp mặt Kinh xuống theo kiểu hình chữ “人”.

Khi xem Kinh phải chuyên tâm, nếu khởi tạp niệm phải đóng Kinh lại, đợi có chánh niệm mới tiếp tục xem.

Nếu không có thời gian rảnh để đọc nên cúng dường quyển Kinh lại cho người khác, đó cũng là một cách làm cho Phật pháp được lưu thông.

Không được xem Kinh trong phòng vệ sinh. Không được dùng tay thấm nước miếng lật Kinh.

“Khi xem Kinh điển, chẳng được làm như kẻ đời nay đọc sách, trọn chẳng có chút nào cung kính. Phải trân trọng dường như Phật, Tổ, Thánh hiền giáng lâm mới được lợi ích thật sự".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm