Thứ năm, 21/01/2021, 14:15 PM

Cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa 23 tháng Chạp là quan niệm sai

Từng có quan niệm cho rằng, nên cúng ông Công, ông Táo trước thời điểm 12 trưa 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật VN, đây chưa phải là cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng.

Cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa 23 tháng Chạp là đúng hay sai?

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các gia đình làm mâm cỗ mặn, hương hoa để tiễn ông Táo về trời. Cũng không biết từ thời điểm nào người dân lại có quan niệm nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp, để ông Táo kịp cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng.

Chia sẻ về điều này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật VN - cho rằng, tùy theo điều kiện, mỗi gia đình có thể chọn thời điểm cúng ông Công, ông Táo khác nhau, miễn sao là có tấm lòng thành.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, việc nhiều người có quan niệm phải cúng vào trước 12h trưa 23 tháng Chạp chưa phải là cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng.

“Theo vòng quay thời gian, khi còn khoảng 7 ngày nữa là đến năm mới, tức ngày 23 tháng Chạp, là thời điểm đẹp nhất để người dân làm mâm cơm cúng, mời ông Công ông Táo ăn bữa cơm đó rồi cưỡi cá chép bay về trời.

Vào buổi sáng, gia chủ sẽ thắp hương xin phép để lau dọn bàn thờ tổ tiên, đến buổi chiều sẽ làm mâm cơm cúng. Thời điểm cúng tốt nhất là vào lúc chiều tối 23 tháng Chạp, thời điểm giao thời giữa ngày và đêm. Khi hóa cũng phải vào thời điểm nhập nhẹm tối, chân hương, tiền vàng, cá chép giấy sẽ được hóa cùng mũ áo để ông Công, ông Táo cưỡi cá chép bay lên trời” - GS Nguyễn Chí Bền chia sẻ.

Cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa 23 tháng Chạp là quan niệm sai 1

Việc nhiều người có quan niệm phải cúng vào trước 12h trưa 23 tháng Chạp chưa phải là cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đầy đủ chuẩn nhất

Làm rõ hơn ý nghĩa nghi thức cúng ông Công, ông Táo

Theo GS Nguyễn Chí Bền, sự tích “ông Công, ông Táo” có từ thời huyền thoại, xuất phát từ mô típ “một bà hai ông”, khi loài người đang ở chế độ quần hôn chuyển sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Từ mô típ này, chủ thể của hoạt động văn hóa dân gian đó chính là người nông dân, gắn liền với nghề trồng lúa nước. Cái tối thượng đối với họ là đất, nên gia đình nào cũng thờ ông thần đất.

Cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa 23 tháng Chạp là quan niệm sai 2

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo.

Hiểu đúng ý nghĩa ngày cúng ông Công, ông Táo

Ngoài ra, trong bếp của các gia đình người Việt xưa thường có ba ông đầu rau - tức là ba hòn đất nặn dùng để kê nồi đun bếp. Thời điểm còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, bếp núc và phải đắp 3 ông đầu rau mới thay 3 ông đầu rau cũ đi. Sau đó người dân tổ chức cúng để 3 ông đầu rau bay lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng những cái được và những gì chưa may mắn, bất hạnh của gia đình trong một năm qua.

Theo thời gian, người dân sáng tạo và lưu truyền thêm những câu chuyện khác liên quan đến nguồn gốc của ngày lễ ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, tất cả đều ca ngợi tình nghĩa con người trong xã hội và nhắc nhở mọi người cần phải cố gắng làm những việc tốt, làm ăn lương thiện, các thành viên trong gia đình sống hoà thuận, yêu thương nhau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 05:30 28/02/2025

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Vị ngọt của thiền

Tâm linh Việt 07:15 10/02/2025

Cuộc đời tôi trải qua hai giai đoạn, ngăn cách bởi một buổi sáng khi tôi chuẩn bị bước vào tuổi 40, khác nhau như bầu trời và vực thẳm. Và cách tôi sống với chúng cũng khác nhau như ngày và đêm vậy.

Văn khấn cúng rằm tháng giêng năm 2025 chuẩn nhất

Tâm linh Việt 14:00 08/02/2025

Người xưa có câu "cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", bởi vậy mỗi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ cúng rất thành tâm, đầy đủ. Cùng với đó là bài văn khấn là điều không thể thiếu trong ngày này.

Hương của nhang

Tâm linh Việt 13:12 31/01/2025

Tết là dịp để con người vui chơi thoải mái sau một năm làm việc, Tết cũng là thời điểm để người Phật tử hướng về Phật, về tổ tiên để thành kính tri ân. Nhang là phẩm vật không thể thiếu khi thực hiện ý nghĩa ấy.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo