Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đầy đủ chuẩn nhất
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo tình hình trong gia đình của năm qua với Ngọc Hoàng. Tuỳ theo từng gia đình chuẩn bị, nhưng mâm cỗ không thể thiếu cá chép và bộ mũ quan.
Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình người Việt lại tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (còn gọi là cúng ông Công ông Táo). Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ, làm một mâm cỗ chay, bộ mũ ông Công ba cỗ, cá chép và hương hoa tiễn ông Táo lên chầu trời.
Lễ vật cúng Công, ông Táo
Mũ ông Công ba cỗ: Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo có hai cánh chuồn, mũ Táo bà không có cánh chuồn. Để giản tiện, nhiều người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Một thứ không thể thiếu là một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy) để làm phương tiện cho ông Táo lên chầu trời.
Thư chúc Tết xuân Tân Sửu của Đức Pháp chủ
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Công, ông Táo
Tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau. Ngoài các lễ vật chính kể trên, còn có mâm lễ chay (với trầu cau, hoa, quả,…) để tiễn Táo Quân.
Từ xưa đến nay, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- Quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa
- 1 tập giấy tiền, vàng mã (vừa đủ)
- Một số món chay khác
Nên cúng ông Công, ông Táo ở đâu?
Theo dân gian, nơi cúng ông Công, ông Táo tốt nhất là đặt trong khu bếp, khi cúng nên bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra. Tùy vào điều kiện mỗi gia đình để lựa chọn nơi cúng ông Công ông Táo phù hợp. Có gia đình sẽ thắp hương tại bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo Quân riêng biệt.
Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá giấy
Nhưng vì sao mâm cỗ cúng lại có cá chép? Theo tâm thức dân gian, khi các Táo về trời cần phải có phương tiện để đi lại. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, chỉ có cá chép mới bay được lên trời. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công. Vì lý do này, nên trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người Việt nhất định phải có cá chép.
Không ít gia đình băn khoăn, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy để tiễn các Táo về chầu trời? Nếu là cá chép thật thì cần chuẩn bị bao nhiêu con là đủ? Trước đây và cả bây giờ, ở các vùng quê, người dân vẫn dùng cá chép giấy, tức là đồ mã, cùng với mũ áo và mâm cỗ để cúng ông Công ông Táo. Sau một tuần hương, người dân sẽ đem cá chép giấy và mũ áo đi hóa.
Dân gian quan niệm, sau khi hóa, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay lên trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình trong năm qua và xin cho gia chủ có một năm mới bình an, no ấm.
Song cúng ông Công ông Táo bằng cá chép giấy hay cá thật đều được. Nếu gia đình nào có điều kiện thì có thể dùng cá chép thật, sau đó thực hiện tục lệ thả phóng sinh, còn không thì có thể dùng cá chép giấy.
Cúng ông Công ông Táo cần mấy con cá chép?
Theo tích xưa kể lại, Táo quân gồm 3 vị, 2 Táo ông và 1 Táo bà. Cũng có nơi cho rằng 3 vị Táo quân ở đây là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, chuyên coi sóc chuyện trong nhà của gia đình. Khi sắm đồ lễ, gia đình thường sắm 3 bộ mũ áo cho các Táo. Tương tự, khi sắm cá chép giấy thì cũng nên có 3 con cá chép giấy. Nếu dùng cá chép thật thì cũng chỉ nên mua 3 con.
Hiện nay có tình trạng “phú quý sinh lễ nghĩa”. Có gia đình đốt quá nhiều vàng mã, việc làm này không chỉ tốn kém tiền của, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống. Có người lại cho rằng thả càng nhiều cá chép, hay cá chép càng to, càng quý hiếm càng tốt. Việc này không đúng, thực ra nhiều nhất chỉ 3 con là đủ. Lễ nào cũng vậy, quan trọng nhất là tấm lòng thành, chứ không phải mâm cao cỗ đầy, càng nhiều lễ vật thì càng thiêng.
Khi thắp hương cúng, các gia đình nên chú ý chỉ thắp nhiều nhất là 3 nén. Để có một cái Tết ông Công ông Táo thật đẹp và ý nghĩa, mỗi người Phật tử cũng cần nâng cao ý thức, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Khi thả cá nên tránh việc xả rác ra sông, hồ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.
Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?
Tâm linh Việt 08:13 16/08/2024Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?
Xem thêm