Tây Du Ký: Vì sao chỉ Đường Tăng mới gỡ được bùa trên Ngũ Hành Sơn?
Trong Tây Du Ký có chi tiết Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung thì bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Mặc dù có 72 phép thần thông biến hóa những Tôn Ngộ Không không thể thoát ra nhưng lại được hóa giải bởi Đường Tăng, vậy lí do là vì sao?
Triết lý lãnh đạo thần kỳ của Tây Du Ký
Tôn Ngộ Không không thể thoát ra Ngũ Hành Sơn là do đâu?
Sau khi Tôn Ngộ Không náo loạn thiên cung đã bị Phật Tổ Như Lai giam dưới núi Ngũ Hành Sơn. Sau khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới núi, Phật Tổ rút từ tay áo một lá bùa chú có 6 chữ vàng đưa cho A Nan và dặn mang đi dán lên đỉnh núi. A Nan vâng lời Phật Tổ và quả nhiên sau khi dán 6 chữ vàng trên đỉnh núi thì Tôn Ngộ Không không tài nào thoát ra khỏi dù nắm trong tay 72 phép thần thông.
Vậy lá bùa kia là gì mà uy lực như thế, lại được nhắc đến ba lần trong nguyên tác, mà lần nào cũng gắn liền với một dấu mốc trên con đường giác ngộ của Ngộ Không. Được biết trên lá bùa là sáu chữ bí ẩn: "Lục tự đại minh chân ngôn" hay còn được biết đến với cái tên "Um Ma Ni Bát Mê Hồng", "Om Mani Padme Hum". Đây chính là câu thần chú do Bồ Tát Quan Âm truyền lại, được ghi chép trong quyển 4 Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm của Mật tông Tây Tạng. Om Mani Padme Hum là một thần chú rất được yêu thích trong Phật giáo, và thường được dịch là “Viên ngọc trong hoa sen". Đọc thần chú này mang lại nhiều công đức và thanh lọc. Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó sẽ mang lại nhiều phước lành to lớn. Thần chú được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.
Phát hiện mộ của Tôn Ngộ Không tại Trung Quốc gây tranh cãi
Như vậy, câu chân ngôn mang sáu chữ vàng của Phật Tổ Như Lai cũng giống như một lời nhắc nhở dành cho Tôn Ngộ Không: Dù có nắm trong tay thần thông quảng đại, trải qua tháng năm đằng đẵng, nhưng nhất định phải biết tu hành, giác ngộ, hành thiện, giúp đời!
Vì sao chỉ Đường Tăng mới gỡ được bùa trên Ngũ Hành Sơn?
500 năm trôi qua, trải qua bao nhiêu khổ cực - kiếp nạn này được hiểu là Tôn Ngộ Không đang trả nghiệp cho những hành động mà mình đã gây ra trong quá khứ.
Khi nghiệp chướng trả xong cũng là lúc duyên lành của "Tề Thiên Đại Thánh' đến, lúc này cũng là lúc mà Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh mà ghé qua đây. Nhìn thấy Đường Tăng, Tôn Ngộ Không nói: "Trên đỉnh núi có đạo bùa chữ vàng của Như Lai yểm. Ngài lên đó bóc đạo bùa ấy đi là con được thoát". Nghe thấy vậy, Đường Tăng trèo lên đỉnh núi, vin cây bám cành trèo lên tới đỉnh, quả nhiên thấy một tảng đá vuông hào quang chói lọi, mây lành rực rỡ, trên tảng đá dán một đạo bùa có sáu chữ vàng. Sư phụ Đường Tăng đã lột lá bùa, cứu thoát Tôn Ngộ Không, cho pháp danh là Tôn Hành Giả (hành giả là người thực hiện, người hành động) vì mục đích lớn.
Việc giải thoát cho Tôn Ngộ Không chỉ duy có Sư phụ Đường Tăng giúp được, vậy dụng ý của đạo diễn là gì? Điều này được lí giải bởi những điều sau:
Thứ nhất, Đường Tăng thế danh là Trần Huyền Trang, pháp hiệu là Tam Tạng. Ngài sống đời nhà Đường nên trong kinh sách còn ghi phương danh đầy đủ là Đường Tam Tạng Pháp sư Trần Huyền Trang. Pháp hiệu là Tam Tạng có nghĩa ngài thông suốt tất cả ba kho báu của nhà Phật Con người muốn giải thoát luân hồi sanh tử, phải nương nhờ vào ba kho bảo vật này, gồm có:
– Kinh tạng là các kinh, tức là giáo lý của Đức Phật.
– Luận tạng các lời bình luận để giảng giải kinh Phật.
– Luật tạng giới luật, kỷ luật nhà Phật, phương tiện giúp con người kềm chế thói hư tật xấu để tu sửa thân tâm cho nên thánh thiện.
Trải qua 500 năm, Như Lai muốn truyền bộ kinh Tam Tạng sang Đông Thổ Đại Đường để khuyến hoá chúng sinh.
Thứ hai, mọi chuyện của Tôn Ngộ Không vốn đã được Phật Tổ an bài, sứ mệnh của Tôn Ngộ Không nhất quyết phải là người đưa Kim Thiền Tử (Đường Tăng) trở về cõi Đạo sau 10 kiếp hồng trần.
Tây Du Ký: Lý do Trư Bát Giới không thể thành Phật
Trên con đường tìm về Đạp pháp, Đường Tăng – với ý nguyện giải thoát chúng sinh, tượng trưng cho trái tim và linh hồn yếu đuối chưa đủ khả năng phân biệt chính tà, hư thực, dễ mắc vào cạm bẫy của ác ma nên phải cần đến trí Tuệ và lòng quả cảm của Tôn Ngộ Không hướng dẫn.
Con người, ngoài tim, óc, còn có bản năng tức dục vọng (Trư Bát Giới) cần được chế ngự, hướng về giải thoát, cũng vì vậy mà luôn luôn có hục hặc giữa lý trí và dục vọng tức giữa Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới.
Tâm (Đường Tam Tạng) và Trí (Tôn Ngộ Không) luôn vọng động (tâm viên ý mã) nên có Ngộ Tĩnh và Bạc Long Mã (định) trầm lặng chuyên chú cần mẫn suốt hành trình nhắc nhở.
Tôn Ngộ Không trải qua bao nhiêu gian khổ nguy hiểm, cuối cùng trong tâm của mình đã tìm được “chân Pháp” để tu hành, giác ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm