Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/11/2019, 09:09 AM

Cuộc đời Thánh tăng A Nan Ða sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn (II)

Khi Thánh Tăng A Nan Ða sống tới 120 tuổi thì cảm thấy Niết bàn gần kề. Ngài liền rời Vương Xá thành (Ràjagaha) đi về hướng Vesali, giống như đức Phật trước đó đã làm, để tìm nơi Viên tịch, thì tin tức thấu tai vua nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) và thấu tai các vị Hoàng tử xứ Vesali.

>>Nhân vật Phật giáo

Qua phần phụ hội, các Sa môn nghiêm tinh đã phàn nàn rằng: Thứ nhất có một khuyết điểm liên quan đến Tạng Luật. A Nan Ða không hỏi Phật điều luật nào là điều luật cần thiết. Khuyết điểm ấy bây giờ A Nan Ða nên sám hối! Và thứ hai, A Nan Ða, lúc Phật còn tại tại tiền, thường dậm lên y Phật, căng ra để vá.

Tôn giả A Nan Đa (bên trái).

Tôn giả A Nan Đa (bên trái).

A Nan Ða vui vẻ trả lời rằng: "Khuyết điểm thứ nhất, khi đức Thế Tôn lâm trọng bịnh, bần đạo tâm tư quá bối rối, nên quên mất. Thứ hai, lỗi lầm đứng lên y Phật vì sơ ý muốn tiện lợi để vá, chứ không vì bất kính đối với đức Phật. Tuy nhiên, nếu như chư đạo huynh đã nhắc nhở, thì bần Tăng xin sám hối.”

Bài liên quan

Rồi liên quan đến cách đối xử của A Nan Ða cuối cuộc lễ Hỏa táng của đức Phật, các vị Sa môn nghiêm túc nói tiếp: Thứ ba A Nan Ða khi ấy đã dành ưu tiên cho phái nữ đến lễ bái Xá Lợi Phật trước cả hàng cao đồ Phật giáo.

A Nan Ða liền vui vẻ trả lời: "Vì lúc ấy bần Tăng chưa đắc quả Giải thoát, và đối với một người còn phàm tính, khi những tín nữ muốn được chiêm bái Phật mà bắt họ chờ lâu, là một điều tội nghiệp. Giờ đây bần Tăng là bậc Giác ngộ vậy xin sẵn sàng nhận lỗi.”

Sau cùng, một số Thánh Tăng cũng không quên nhắc cho A Nan Ða nhớ rõ: hành động không thỉnh Phật “Khoan Nhập Niết bàn” của ông là một lỗi lầm vô cùng quan trọng.

A Nan Ða tự biết lỗi, nên thành thật tỏ bày rằng: "Chính Ma vương (Mara) đã ám ảnh ông, khiến cho tâm trí tăm tối. Chứ trên thực tế ông mới là người đệ tử sợ Phật sớm nhập Niết bàn nhiều hơn ai hết.”

Cử chỉ của A Nan Ða đối với những người phê bình ấy, quả thật đáng kính trọng. Ông đã phục tùng trước những sự phán quyết của chư Thánh Tăng, mà không một mảy may bất mãn. Dù trong thâm tâm, ông tự biết rằng: Những lỗi lầm do vô tình phạm phải thì luôn luôn đáng tha thứ.

Cử chỉ của A Nan Ða đối với những người phê bình ấy, quả thật đáng kính trọng. Ông đã phục tùng trước những sự phán quyết của chư Thánh Tăng, mà không một mảy may bất mãn. Dù trong thâm tâm, ông tự biết rằng: Những lỗi lầm do vô tình phạm phải thì luôn luôn đáng tha thứ.

Cử chỉ của A Nan Ða đối với những người phê bình ấy, quả thật đáng kính trọng. Ông đã phục tùng trước những sự phán quyết của chư Thánh Tăng, mà không một mảy may bất mãn. Dù trong thâm tâm, ông tự biết rằng: Những lỗi lầm do vô tình phạm phải thì luôn luôn đáng tha thứ.

Sau đó, A Nan Ða thuật tiếp, đến một di chúc khác mà đức Phật đã dạy, ngay trước khi Ngài nhập Niết bàn. Di huấn này có liên quan đến thẩm quyền của Giáo hội về việc trừng phạt Tỳ kheo Channa, một người đã bất tuân nghiêm giáo của đức Bổn sư.

Bài liên quan

Nghe A Nan Ða trình bày xong, đại hội đồng Thánh Tăng liền yêu cầu A Nan Ða đích thân áp chuyển Di giáo lệnh ấy đến Channa. A Nan Ða thực thà nói rằng "Ông không thể một mình làm được công tác này, vì Channa là một người cộc cằn và vô kỷ luật!”

Ðại hội đồng thanh ủy nhiệm cho A Nan Ða dẫn theo một số Tỳ kheo để áp đặt giáo lệnh Phật đến Tỳ kheo Channa.

Thế là A Nan Ða vâng lời, dẫn một đoàn Tỳ kheo tăng, lên đường đi Kosambi, nơi Channa ẩn ngụ, để công bố giáo lệnh cuối cùng của đức Phật. Giáo lệnh ấy ấn định rằng: "Nếu Tỳ kheo Channa tiếp tục chống lại Giáo hội, thì ông sẽ bị khai trừ ra khỏi Phật giáo.” (Lời thêm của dịch giả: Theo nguyên văn trong kinh Ðại Niết bàn, thì Tỳ kheo bất tuân Phật huấn sẽ bị "khai tử" khỏi Giáo hội. Tức là xem như đương sự đã "chết" rồi, không còn kể trên cộng đồng Tăng chúng nữa).

Khi Thánh Tăng A Nan Ða sống tới 120 tuổi thì cảm thấy Niết bàn gần kề. Ngài liền rời Vương Xá thành (Ràjagaha) đi về hướng Vesali, giống như đức Phật trước đó đã làm, để tìm nơi Viên tịch, thì tin tức thấu tai vua nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) và thấu tai các vị Hoàng tử xứ Vesali.

Khi Thánh Tăng A Nan Ða sống tới 120 tuổi thì cảm thấy Niết bàn gần kề. Ngài liền rời Vương Xá thành (Ràjagaha) đi về hướng Vesali, giống như đức Phật trước đó đã làm, để tìm nơi Viên tịch, thì tin tức thấu tai vua nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) và thấu tai các vị Hoàng tử xứ Vesali.

Sự trừng phạt này, đức Phật lúc sinh tiền cũng đã từng giải rõ: Ngài lấy thí dụ như một người tập ngựa kiên nhẫn và đầy kinh nghiệm, nhưng không huấn luyện nổi một con ngựa. Cuối cùng người tập ngựa phải đem nó bán vào lò sát sinh, vì giữ nó không lợi ích chi cả. Một con ngựa mà không chịu kéo xe, không biết kéo cày, không muốn mang bất cứ cái gì trên lưng hết, thì chỉ có lò sát sinh chờ đợi nó. Tương tự như thế: Nếu một bậc xuất gia mà không chịu thuần thục trong thiện pháp ví chẳng khác nào họ tự "khai tử" gạch tên họ, trong danh sách Tăng già Giáo hội.

Bài liên quan

Trường hợp một Tỳ kheo mất dạy như thế cứ ở lỳ trong cộng đồng Tăng lữ thì Phật ra lệnh cho chư đệ tử không được nói chuyện, không được tiếp xúc, không được khuyên nhủ hay dạy dỗ chi cả. Tất cả đồng tẩy chay kẻ cố ý sống vô kỷ luật ấy.

Channa nghe A Nan Ða thuật xong Di giáo của đức Phật thì kinh cảm và hoảng sợ vô cùng, ông kinh sợ đến phải ngất xỉu. Lúc ông tỉnh dậy, một niềm hổ thẹn sâu xa lại dày vò tâm tư ông. Nhất là ông xấu hổ vì sự trừng phạt ấy đã do chính đức Phật đã giao lại cho Giáo hội thi hành, trước khi Ngài Viên tịch.

Và cũng vì sự hổ thẹn sâu xa ấy, mà ông càng lúc càng thức tỉnh, đồng thời quyết lòng phục thiện. Người ta không ngờ sự cứng đầu của một Channa ương ngạnh, trước lời di huấn trừng phạt của đức Phật, đã nhường chỗ cho một tinh thần phục thiện, mạnh mẽ đến mức, kể từ đó ông chỉ biết chăm lo tu hành, để chẳng bao lâu, ông đã đắc quả A la hán.

Bởi thế sự trừng phạt cuối cùng của đức Phật, tự nó đã chứng tỏ rằng: Vào phút chót, trước khi nhập Niết bàn, đức Phật đã để lại di huấn tối hậu, có thể chuyển hóa nổi một âm hồn si mê, tăm tối, mà ít ai ngờ được. Từ đó, trong Phật giáo, chỉ có một Channa Thánh Tăng, rất thanh tịnh, lúc nào cũng sống với sự an lạc, chứ không còn một Tỳ kheo tên Channa ngoan cố nữa!

Thánh Tăng A Nan Đa.

Thánh Tăng A Nan Đa.

Sau khi quả Thánh đã đạt rồi, một hôm Sa môn Channa đến yêu cầu A Nan Ða triệu tập hội đồng Giáo hội để ông sám hối và xin A Nan Ða hủy bỏ lệnh trừng phạt. A Nan Ða liền thân thiện trả lời rằng: "Tất cả Tăng chúng đều hay tin sư đệ đắc quả Bất lai rồi. Sư đệ chỉ cần đến lễ bái trước Xá Lợi của Bổn sư, hầu tăng lên phúc đức. Có lệnh trừng phạt tự nó đã hết hiệu lực kể từ khi hiền đệ chứng quả Giải thoát.”

Và câu chuyện của Channa đã kết thúc một cách toàn thiện như thế.

Kế đến, là thời gian hậu Phật bắt đầu: Các thứ bậc lãnh đạo trong Giáo hội Tăng già tự nhiên được hình thành như sau:

Bài liên quan

- Trưởng lão Ðại Ca Diếp (Mahà Kassapa) là vị thượng thủ cao nhất, lớn tuổi nhất và đầy đức hạnh nhất được tín nhiệm vào vai trò lãnh đạo toàn thể Giáo hội. Chúng ta có thể gọi Ngài là vị Tăng thống đầu tiên trong Phật giáo. Còn đức Phật là bậc Giáo chủ, sáng lập ra Phật giáo. Xin chớ lầm lẫn.

Bởi thế những kẻ thiện tâm sau này, khi muốn nhập đạo Phật giáo, họ sẽ xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng (đại diện là Giáo hội), chứ họ không quy y với vị Tăng thống. Chính Ðại Ca Diếp khi nhận lãnh sự tối cao đã xác nhận điều đó.

Theo lời Phật dạy thì Trưởng lão Ðại Ca Diếp có đủ mười chi để đóng vai trò một bậc lãnh đạo cao cả. Mười chi ấy là:

1. Ðức hạnh giữ đúng Tạng Luật và hoàn toàn trong hành vi cử chỉ.

2. Học rộng và nhớ nhiều.

3. Ðầy đủ pháp tri túc.

4. Vững chắc và thuần phục trong bốn bậc Thiền.

5. Nhiều khả năng phi thường đối với cõi người và cõi trời.

6. Ðắc Thiên nhĩ thông (nghe xa vạn dặm)

7. Ðắc Tha Tâm thông (biết chuyện kẻ khác đang suy nghĩ)

8. Ðắc Túc mạng thông (biết quá khứ, vị lai)

9. Ðắc Thiên nhãn thông (thấy xa vạn dặm)

10. Tâm không còn tham, sân, si, phiền não nữa. Trưởng lão Ðại Ca Diếp quả là biểu tượng xứng đáng của một đại tông đồ hộ pháp vậy.

Trưởng lão Ðại Ca Diếp (Mahà Kassapa) là vị thượng thủ cao nhất, lớn tuổi nhất và đầy đức hạnh nhất được tín nhiệm vào vai trò lãnh đạo toàn thể Giáo hội. Chúng ta có thể gọi Ngài là vị Tăng thống đầu tiên trong Phật giáo. Còn đức Phật là bậc Giáo chủ, sáng lập ra Phật giáo.

Trưởng lão Ðại Ca Diếp (Mahà Kassapa) là vị thượng thủ cao nhất, lớn tuổi nhất và đầy đức hạnh nhất được tín nhiệm vào vai trò lãnh đạo toàn thể Giáo hội. Chúng ta có thể gọi Ngài là vị Tăng thống đầu tiên trong Phật giáo. Còn đức Phật là bậc Giáo chủ, sáng lập ra Phật giáo.

Người đứng hàng thứ hai trong Giáo hội là A Nan Ða, vì ông là người được hầu hết (nếu không muốn nói là toàn thể) Tăng tín đồ thương mến. A Nan Ða cũng là người đã được cộng đồng Tăng lữ giao cho trách nhiệm hầu hạ đức Phật trong suốt 25 năm trường. Nếu tính từng giai đoạn thì A Nan Ða có 40 năm là Sa môn trước khi trải qua 25 năm hầu hạ Phật. Rồi sau khi đức Bổn sư viện tịch, ông sống thêm 40 năm nữa để phục vụ Phật giáo. So sánh trong rất hiếm người đại trường thọ như ông, thì chỉ là bậc dày công tu luyện nhất.

Bài liên quan

Khi chư Thánh Tăng kết tập kinh luật Phật giáo lần thứ hai, đúng một trăm năm kể từ khi đức Phật nhập Niết bàn, thì có một đệ tử chánh truyền của A Nan Ða còn sống. Vị này tên là Sabbakàmin, đã được coi như Trưởng lão duy nhất còn sót lại từ thời đức Phật. (Theo Cùlavagga 12 (Tiểu phẩm, chương 12) trong Tạng Luật, thì Hòa Thượng Sabbakàmin trường thọ đến 120 tuổi).

Về phần Thánh Tăng A Nan Ða, khi Ngài sống tới 120 tuổi thì cảm thấy Niết bàn gần kề. Thánh Tăng A Nan Ða liền rời Vương Xá thành (Ràjagaha) đi về hướng Vesali, giống như đức Phật trước đó đã làm, để tìm nơi Viên tịch, thì tin tức thấu tai vua nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) và thấu tai các vị Hoàng tử xứ Vesali. Tất cả đồng loạt tìm tới Ngài để yêu cầu Ngài nhập Niếtbàn trong lãnh thổ của họ. Thánh Tăng A Nan Ða không muốn cho Xá Lợi (hài cốt) của Ngài sau đó sẽ gây bất hòa trong những người ngưỡng mộ, bèn dừng chân tại biên giới giữa hai nước, rồi dùng thần thông nâng thân thể mình lên không trung.

Ðoạn Thánh Tăng dùng lửa Tam muội tự động thiêu lấy thân, rồi chia Xá Lợi ra làm hai phần rơi ngay ngắn trên hai lãnh thổ, để họ nhặt về dựng Bảo Tháp tôn thờ.

Ðể tưởng nhớ tới sự nhập Niết bàn linh diệu ấy, trong Tôn Túc kệ ngôn số 1049 (Theragathá 1049), có câu thơ rằng:

"Ðại La Hán, A Nan Ða đức hạnh,

Một anh hùng trong biển khổ trầm luân.

Toàn hảo thay bậc chấp pháp trọn lành,

Giờ Nhập diệt cũng tránh điều tranh luận.”

(Nguyễn Ðiều mạo muội thoát dịch)

Trích: Cuộc Đời Thánh Tăng Ananda  - Tác giả: Hellmuth Hecker

Nguyễn Ðiều soạn dịch (1991)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm