Tác phẩm đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh tăng cận đại
Cẩm Nang Tu Đạo là tác phẩm đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh tăng cận đại, Hòa thượng Quảng Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài.
>>Những cuốn sách Phật giáo hay nên đọc
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Chúng sinh như người bệnh, thiện tri thức như bác sĩ, lời dạy của thiện tri thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh”.
Bởi vậy, trong tập Cẩm Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Đây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ đạo và kẻ chưa tỉnh giác.

Bìa cuốn Cẩm Nang Tu Đạo.
Kẻ còn mê muội thì cần lời giảng cao xa, sâu sắc, dùng trò chơi trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng nội tại. Những lời dạy của Hòa thượng Quảng Khâm là những lời mà không ai có thể bắt chước được, bởi vì những lời ấy được lưu xuất từ một nội tâm thâm chứng và một cuộc đời chân thật thực nghiệm. Sống trong sự thâm chứng ấy mỗi ngày, Ngài chỉ ăn một bữa ngọ và chỉ ăn trái cây; ngủ thì ngủ ngồi; áo mặc thì chỉ một vài bộ. Ngài rất ít lời, không nói chuyện dông dài, bàn luận thế sự tạp nhạp. Cả đời, vật sở hữu của Ngài hoàn toàn không! Chẳng có xe hơi, chẳng có trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng, nhà riêng, ti vi, tủ lạnh, radio... tất cả Ngài đều không có. Chính bởi vì, và chỉ có, cuộc sống rỗng không như vậy nên Ngài mới thực sự an trụ trong cảnh giới chân không của tự tâm. Đây thật là điều quý báu để chúng ta, kẻ hậu học, nhất là người xuất gia, phản tỉnh và thức tỉnh.

Hòa thượng Quảng Khâm.
Đối tượng trọng tâm của tập Cẩm Nang này là người xuất gia, song hoàn toàn ứng dụng cho kẻ tại gia. Khi đọc Cẩm Nang, bạn hãy hình dung như có một vị Tăng già hiền từ, chín mươi tuổi ngoài, đang nói chuyện cùng mình vậy.
Sách này, đọc là để áp dụng; đây không phải là tiểu thuyết, truyện, hay sách nghiên cứu để tăng kiến thức. Khi được đọc để áp dụng như thuốc lành trị bệnh hay như gậy đỡ chân, thì tập Cẩm Nang này sẽ giúp chúng ta thay đổi cái nhìn, sửa thói hư tật xấu, trừ suy nghĩ lầm lẫn, hướng dẫn bước tu đúng đắn. Khi đó, ánh sáng bất tận của chánh pháp sẽ chắc chắn tràn ngập nơi nơi, trong tâm bạn và những gì quanh bạn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Truyện cổ Phật giáo: Mãnh lực lời nguyện
Sách Phật giáo
Một hôm, sau khi khất thực, thọ trai xong trở về Kỳ Viên tinh xá, đức Thế tôn được báo cáo có một vị Tân tỳ kheo (tỳ kheo mới thụ giới) lâu nay bỗng đâm ra thẫn thờ, biếng nhác không chịu đi khất thực, không tọa thiền, không ăn uống.

"Đường vào thiền"
Sách Phật giáo
Osho khát khao sự thật không chỉ là điểm khởi đầu, mà còn là điều kiện tiên quyết để bước vào thiền. Theo tác giả, khi một người khao khát sự thật đủ mạnh mẽ, họ sẽ tự nhiên bị thôi thúc khám phá những tầng sâu hơn của tâm thức.

Phật giáo thời Trần: 'Ở đời vui đạo hãy tùy duyên'
Sách Phật giáo
''Khóa hư lục'' của vua Trần Thái Tông và "Cư trần lạc đạo phú'' của Trần Nhân Tông truyền tải cốt lõi tư tưởng Phật giáo thời Trần.
Xem thêm