Cuộc đời và ký sự vãng sanh của ba tôi, biết trước một tháng ngày vãng sanh
Ba tôi chính thức tự tại vãng sanh lúc 6 giờ 20 phút ngày 22/10/2020, tức 6/09/Canh Tý. Vì vậy tôi điểm qua hành trạng cuộc đời của ba tôi để kết thiện duyên với chư vị đồng tu hữu duyên.
Ba tôi: Cố Phật tử Chế Công Lượng, pháp danh: Quảng Tâm, Sinh ngày: 1930 (Canh Ngọ).
Ba tôi chính thức tự tại vãng sanh lúc 6 giờ 20 phút ngày 22/10/2020, tức 6/09/Canh Tý. Vì vậy tôi điểm qua hành trạng cuộc đời của ba tôi để kết thiện duyên với chư vị đồng tu hữu duyên.
Năm 13 tuổi, ba tôi từ bỏ gia đình, quê hương tham gia kháng chiến chống Pháp và tiếp tục đến chống Mỹ. Đến năm 1976, sau hơn 30 năm rời xa gia đình, ba tôi mới trở về quê hương: Vân Thê, Thủy Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế.
Tiếp tục cống hiến cho quê hương, với bản tính hiền từ, thật thà, ngay thẳng. Ba tôi ở đâu cũng được mọi người yêu thương, kính trọng.
Với hơn 70 năm tuổi Đảng, luôn yêu thương mọi người như con. Ba tôi xây dựng các đoàn thể trong thôn, trong xã. Đặc biệt, ông là người khởi sướng thành lập hội người cao tuổi trong thôn, xã.
Từ khi tôi xuất gia năm 1991, ba tôi bỏ sát sanh theo tôi hộ trì cho tôi tu tập bằng cách lên chùa làm công quả một tuần, 10 ngày, nửa tháng,...Đặc biệt ba tôi ít lên chùa tụng kinh, ít tìm hiểu Kinh Pháp.
Chuyện vãng sanh của bà Nguyễn Thị Tý (1922 - 2012)
Cuối năm 2008 đầu năm 2009, tôi bắt đầu bước chân ra Bắc nhận chùa Linh Quang, thôn Vệ Xá, xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Với mục đích hoằng dương chánh Pháp.
Vì sợ con gái một mình nơi đất khách quê người, ba tôi đã chuyển ra ở hẳn để hộ trì cho con đường hoằng Pháp của tôi cho tới khi ông vãng sanh. Bắt đầu từ đó ông phát nguyện ăn chay trường cho tới khi vãng sanh (hơn 8 năm).
Năm 2010, tôi gặp được Pháp của Hòa thượng Thượng Tịnh Hạ Không. Kể từ đó tôi chuyên nghe và hành trì theo pháp của Ngài. Mở đạo tràng tu học theo pháp của Hòa thượng, một câu A Di Đà Phật, một bộ kinh Vô Lượng Thọ.
Và từ đó tôi hướng dẫn ba tôi buông xả thế gian ta bà khổ này để trở về thế giới Tây Phương Cực Lạc bằng một câu A Di Đà Phật. Từ đó trở đi, ba tôi một ngày bốn thời không gián đoạn, chỉ niệm một câu Phật hiệu đến lúc vãng sanh chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Nguyện của ba tôi là một lòng làm Phật để độ chúng sanh và nguyện của ông là ngồi để vãng sanh, để lại tướng lành làm tấm gương cho những người không tin Pháp môn Tịnh Độ niệm Phật Di Đà cầu sanh Cực Lạc và những người không biết đến Phật Pháp được sanh trưởng lòng tin.
Những ngày cuối đời, ba tôi niệm Phật không gián đoạn. Trước mấy tháng thấy ông yếu dần vào khoảng tháng 7 âm lịch thì tôi có hỏi ông bao giờ ba vãng sanh, tôi nói 2 tháng nữa thì ông lắc đầu, nói 1 tháng nữa thì ông gật đầu!
Trước ngày lâm chung ba tôi hiện tướng bệnh mặc dù trước đó hơn 90 năm không mắc bệnh gì. Khoảng trước khi vãng sanh 20 ngày ăn ít lại và chỉ uống nước cúng Phật. Vào những ngày cuối thì ông nhịn ăn và uống một chút nước. Dù như vậy nhưng ba tôi tỉnh táo minh mẫn cùng đại chúng niệm Phật thâu đêm.
Trước ngày vãng sanh tôi nói với ba tôi: “Ba chào mọi người ba đi vãng sanh làm Phật đi, nếu ba làm được ba gật đầu ba cái (vì ông không nói được) ba tôi cũng gật xuống ba cái, tôi nói tiếp với ba tôi:
Ba vãng sanh Cực Lạc để làm Phật độ chúng sanh thì ba gật đầu 3 cái thì ba tôi cũng gật xuống" Lúc đó khoảng 17h chiều ngày 5/9 trước sự chứng kiến của toàn thể đại chúng hộ niệm cùng ông.
Khoảng 2h sáng ngày 6/09 ông đòi ngồi dậy vững vàng, ba tôi ngồi từ đó đến 5h15’, khi từ phòng tôi đi xuống phòng ông thì thấy ba tôi hiện tướng xả bỏ báo thân (Ngồi mà không cần người đỡ).
Tôi liền nói với Phật tử đỡ ba tôi nằm xuống để ông ra đi. Nhưng khi nằm thì ông liền trở lại bình thường và không chịu ra đi với tư thế đó, tôi mới nhớ ra nguyện của ông khi vãng sanh là ngồi .
Tôi đỡ ông ngồi dậy dựa vào tường thì khoảng 15’ sau vào 6h20’ ông tự tại Vãng Sanh. Tôi để ba tôi ngồi yên như vậy không động chạm, 20 tiếng sau mới tắm rửa, thì thân thể ba tôi mềm mại nhu nhuyến .
Sau đó tôi đưa ba tôi về quê Huế. Từ khi mất đến khi nhập quan là 49 tiếng đồng hồ thoại tướng của ba tôi không hề thay đổi. Đám tang diễn ra vô cùng viên mãn, mặc dù trước đó có dự báo ngày 24/10 dương lịch sẽ có bão đổ bổ vào miền Trung, nhưng khi chuyển ông vào Huế thì trời không mưa mà vẫn nắng nhẹ.
Một đời ba tôi thích bố thí, cúng dường, phóng sanh, không tham đắm tiền tài...
Câu chuyện vãng sanh của ba tôi như vậy, tôi mong ai chưa tin Phật Pháp thì hãy tin Phật Pháp, ai chưa tin pháp môn Tịnh Độ một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng thì cố gắng tin, nên nghe pháp của Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không.
Một vị Bồ Tát vừa vãng sanh ông không phải hay đi tìm cầu, hay học tập Kinh điển. Mà ông là người thật làm, biết y giáo phụng hành, hành trì không gián đoạn như Pháp. Không ai trong mỗi chúng ta la không thể làm Phật , Phật không phân biệt tri thức hay không tri thức, dù giàu nghèo hay sang hèn.
Chỉ cần trong mỗi chúng ta buông bỏ phân biệt chấp trước, thật sự vì sanh tử, thật sự vì chúng sanh một lòng cầu sanh Cực Lạc, thì sẽ được vãng sanh Cực Lạc một đời chấm dứt khổ đau sanh tử.
Nguồn: Gương Vãng Sanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính
Tư liệu 09:18 25/11/2024Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.
Bịnh “trời cho”
Tư liệu 18:05 24/11/2024Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.
Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường
Tư liệu 09:11 24/11/2024Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Xem thêm