Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/05/2024, 12:00 PM

Chuyện vãng sanh của bà Nguyễn Thị Tý (1922 - 2012)

Hằng ngày, bà thường khuyên nhắc các con cháu phải biết lo tu hiền, tin sâu Phật Pháp. Mỗi khi nói chuyện với ai, bà cũng chỉ đề cập đến chuyện tu hành niệm Phật mà thôi, bà chưa hề nói chuyện bông lông và chuyện xấu dở của người.

Bà Nguyễn Thị Tý sinh năm 1922, cha là cụ ông Nguyễn Văn Ngà, mẹ là cụ bà Phan Thị Mão, bà có tổng cộng là bảy anh, chị, em và bà đứng thứ Bảy trong gia đình.

Khi lên 28 tuổi, bà kết hôn với ông Lê Văn Bính, cư ngụ tại khu vực Phúc Lộc III, phường Thạnh Hòa, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Bà sinh được sáu người con, hai trai, bốn gái. Hằng ngày, gia đình bà sinh sống bằng nghề ruộng rẫy.

Thuở nhỏ, bà không có đi học; được người quen chỉ chút ít và thường nghe băng đĩa đọc giảng nên dần dần, bà cũng đọc được rất nhiều kinh kệ. Tính tình bà hiền lành, giản dị, siêng năng, cần mẫn, nhẫn chịu khổ khó trong mọi hoàn cảnh.

Trong cuộc sống, bà thường phải đối diện với nhiều chướng ngại khó khăn nhưng, bà không hề oán hờn, trách than mà trái lại. Có lẽ đây là những động lực giúp cho thiện căn quá khứ sớm đâm chồi nảy nở. Thế nên năm 1976, bà phát tâm trường chay, niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ, hầu thoát khỏi cái vòng sanh tử luân hồi, đầy thống khổ và kiếp sống vô thường tạm bợ, như lời nhận định của Cổ Đức:

"Hồng trần là cõi bạc vôi,

Nó không chung thủy với người nào đâu.

Càng theo nó lại càng sầu,

Chúng sanh vì nó bị đầu thai luôn.

Những điều sầu khổ ngàn muôn,

Mỗi người đều mỗi quay cuồng khác nhau.

Người không ai giống ai nào,

Chung quy cũng một đường vào mồ ma.

Ấy là định mạng người ta,

Cuối cùng ai cũng phải là thế ư!

Há không cầu đạo Chơn Như,

Để mau giải thoát kiếp người trần gian.

Dứt xong ba nẻo sáu đàng,

Quí hơn cái chiếc ngai vàng trần ai.

Ngai vàng khó giữ lâu dài,

Tòa sen Cực Lạc ngồi hoài tự do.

Tu hành cần phải sớm lo,

Tử sanh là việc lớn to của người.

Nan tri sống chết nay mơi,

Mau tu kẻo chẳng kịp Trời kêu tên.

Ta Bà thế giới rộng thênh,

Xưa nay thần chết chẳng quên người nào."

Chuyện vãng sanh của Sư bà Đàm Lựu (1933 -1999)

74903115_2544932878920820_6943873437911744512_n

Vào năm 1977, bà giao phó hết việc nhà cho các con, còn phần mình thì dành hết thời gian đi làm đạo và công phu lễ niệm nhiều hơn, để chuẩn bị chu toàn cho quãng đời còn lại của mình.

Cũng từ đây, đời sống của bà ngày càng thêm giản dị, bà luôn kiệm ước phần mình, nhất là từ miếng ăn cho đến tấm mặc, để lo bố thí giúp người, tham gia các công tác từ thiện xã hội. Thỉnh thoảng, bà cùng các bạn đạo như bà Nguyễn Thị Thoại, Nguyễn Thị Chín,... đi cầu nguyện làm tuần, hộ niệm cho bạn đạo quanh vùng và thường xuyên tham dự các khóa niệm Phật tổ chức tại chùa Thanh Quang, chùa Tây Lâm Phước hoặc các nhà của chư đồng đạo, dù hoàn cảnh thời tiết mưa nắng thế nào, bà cũng không vắng mặt. Con cháu cũng như xóm giềng, ai cũng đều cảm mến hạnh đức của bà.

Hằng ngày, bà cũng thường khuyên nhắc các con cháu phải biết lo tu hiền, tin sâu Phật Pháp. Mỗi khi nói chuyện với ai, bà cũng chỉ đề cập đến chuyện tu hành niệm Phật mà thôi, bà chưa hề nói chuyện bông lông và chuyện xấu dở của người.

Đến năm 83 tuổi, do vì lớn tuổi, đi lại không thuận tiện nên bà chỉ ở nhà, chuyên lo niệm Phật; không còn tham dự những khóa tu ở các nơi như trước nữa. Mỗi ngày, bà hành trì bốn thời, lễ Phật xong thì bà ngồi niệm Phật từ một tiếng rưỡi cho đến hai tiếng đồng hồ. Sau giờ cơm trưa, bà đi kinh hành, niệm Phật chín vòng rồi mới đi nghỉ, ngày nào cũng đều đặn như thế không thiếu sót. Ngoài ra, trên tay bà lúc nào cũng có xâu chuỗi để lần niệm Phật. Rảnh rỗi, bà cũng thường nghe băng đĩa, bà thường nghe đi, nghe lại nhiều lần và tâm đắc nhất là quyển Khuyến Thiện của Ngài Vô Danh Cư Sĩ.

Thỉnh thoảng, có liên hữu Tư Đậm, Tư Rô,... ghé thăm, hướng dẫn về pháp môn Tịnh Độ và sách tấn tinh thần cho bà thì bà chăm chú lắng nghe và tỏ vẻ thích thú lắm!

Cũng trong thời gian này, do bà có tính cẩn thận chu đáo, phần thì thấy mình đã quá lớn tuổi, lại thêm con cháu trong gia đình chưa am hiểu gì nhiều về Phật Pháp, nên bà đã âm thầm chuẩn bị sắp xếp mọi thứ về hậu sự của mình, từ y phục cho đến cách thức hộ niệm và việc chôn cất...

Bà có thói quen khi nào bịnh, bất cứ là bịnh gì thì thỉnh nước cúng uống với giấy vàng, trước khi uống, bà chí tâm cầu nguyện nên tất cả đều biến thành linh dược. Do con bà không hiểu và không tin bèn đem giấy vàng cất giấu đi nên đến tháng giêng năm 2010, bà đi cầu nhiều lần và nôn ra rất nhiều chất bã màu đen, gia đình lập tức đưa đi bệnh viện, mặc dù bà không muốn nhưng vẫn chiều theo ý các con. Đến Bệnh Viện Thốt Nốt, bác sĩ chẩn đoán là bệnh "xuất huyết dạ dày". Điều trị khoảng một tuần thì xuất viện. Về nhà, thời gian không lâu thì bệnh lại tái phát. Có lần mất máu nhiều quá, phải chuyển xuống Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ để truyền máu, mỗi lần truyền khoảng 600 - 800ml. Bệnh cứ dây dưa như thế suốt gần hai năm. Mặc dù bệnh khổ nhưng tinh thần của bà rất vững, chưa hề quạu quọ, rên than, bà chỉ nằm im niệm Phật, ai đến thăm, bà cũng chỉ lo lần chuỗi niệm Phật.

Vào khoảng cuối tháng 5 năm 2012 bà phát bịnh trở lại, lần này thể lực của bà suy giảm trầm trọng, sau một tuần lễ thì bác sĩ cho bà ra về vì thấy bà đã quá già yếu. Về nhà, bà không còn đi lại được nữa, cũng không còn tự chủ được về sự tiểu tiện, vệ sinh của mình, bà phải hoàn toàn nhờ vào sự chăm sóc, giúp đỡ của con cháu.

Lúc này, tay của bà yếu, không còn lần chuỗi được nữa nhưng trái lại, bà rất tỉnh táo, không hề tỏ vẻ khổ đau, sợ hãi, lúc nào bà cũng nhép môi niệm Phật. Mỗi khi đau đớn nhiều, bà càng niệm Phật tha thiết, bởi muốn cho con cháu khỏi phải khổ cực vì phải lo chăm sóc cho mình nên lúc nào bà cũng tha thiết niệm Phật, cầu sớm được Đức Phật rước về Cực Lạc. Bà hạn chế tối đa về việc ăn uống, có khi chai nước lọc, bên cạnh chỗ nằm để thấm giọng mà bà uống rất lâu ngày mới hết.

Có đêm nọ, bà đau nhiều quá, bà chí thành niệm Phật, cầu xin Đức Phật sớm tiếp dẫn bà về Cực Lạc. Một lát sau, bà nghe văng vẳng bên tai có tiếng nói: "Con hết đau rồi!". Sáng lại thì bà cảm thấy trong người nhẹ nhàng, không còn đau nữa. Từ đó, bà càng vững tin hơn vào công đức của câu Vạn Đức Hồng Danh, sự tín tâm, nguyện tâm của bà ngày càng thêm tha thiết và sâu chắc hơn nên bà cũng kể cho một ít bạn đạo nghe về điều huyền diệu này, những mong khích lệ lẫn nhau.

Đến ngày 22 tháng 7 năm 2012, vào khoảng 4 giờ chiều, bà mệt nhiều. Bà nhờ con cháu đưa bà ra bộ ngựa nhà trước rồi mời đồng đạo đến hộ niệm cho mình.

Hay tin bà mệt, chư liên hữu xúm lại cầu an và luân phiên hộ niệm xuyên suốt cho bà, lúc ấy, bà vẫn nhép môi niệm Phật theo.

Trước khi mất 15 phút, bà nhờ con cháu đỡ ngồi dậy, bà ngước mắt nhìn lên ngôi Tam Bảo rồi khoát tay bảo đỡ nằm xuống, cứ như vậy đủ ba lần. Sau khi nằm xuống, bà nằm nghiêng bên phải rồi đưa mắt nhìn quanh mọi người đang hộ niệm như ngỏ lời cảm ơn và từ giã, rồi bà an nhiên chấp tay niệm Phật mà ra đi trong âm thanh vang rền Phật hiệu của hơn hai mươi đồng đạo. Lúc ấy, đúng 3 giờ 15 phút, chiều ngày 23 tháng 7 năm 2012. Bà hưởng thọ 90 tuổi.

Sau 12 tiếng hộ niệm, gương mặt bà càng thêm rạng rỡ, vui tươi, hai tay vẫn còn chấp nơi ngực, trong tư thế nằm nghiêng kiết tường, các khớp xương đều mềm dịu. Điểm đặc biệt là trước khi mất hai tháng, lưng bà bị gù rất nặng, không thể nằm ngửa được, mà chỉ nằm nghiêng một bên. Nhưng sau khi mất, lưng bà không còn gù nữa, mà nằm ngửa trở lại được. Chư liên hữu khám nghiệm thì toàn thân bà đều lạnh, duy chỉ có đỉnh đầu còn nóng.

Lúc bình thời, bà luôn mong mỏi con cháu của bà sớm lo tu hiền, ăn chay niệm Phật để sau này, linh hồn cũng được Đức Phật tiếp dẫn. Lòng thành của bà như được cảm ứng, sau khi chứng kiến sự ra đi của bà thì người con thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư của bà đều phát tâm trường chay, những vị còn lại cũng phát tâm sớm chiều lễ Phật và dùng chay kỳ mỗi tháng bốn ngày, hầu cố gắng noi theo gương hạnh của bà.

Thuật theo lời ông Lê Văn Sáu, bà Nguyễn Thị Đức, con trai và dâu thứ Sáu của bà, cùng Ban Hộ Niệm. 

Trích sách "Chuyện Vãng Sanh" - Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm