Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/04/2017, 14:41 PM

Cuộc hội ngộ giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và chàng lính bảo vệ

Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa có buổi gặp mặt vị cư sĩ Hộ pháp cảnh vệ Naren Chandra Das đầy xúc động, một trong 7 vị binh sĩ của Assam Rifles, lực lượng bán quân sự lâu đời nhất của Ấn Độ vào Chủ nhật, ngày 02/04/ vừa qua. Cư sĩ Hộ pháp cảnh vệ Naren Chandra Das là một trong những người làm nhiệm vụ tối mật, đã bảo vệ an toàn đức Đạt Lai Lạt Ma vượt thoát kỳ diệu, vượt đèo qua ải, núi rừng cho đến khi Ngài đặt chân cất bước trên quê hương đức Phật, Ấn Độ vào đêm 31/03/1959.

Gần 60 năm, cuộc hội ngộ giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và vị Cư sĩ Hộ pháp cảnh vệ Naren Chandra Das trong một buổi lễ đặc biệt được tổ chức bởi chính quyền bang Assam, thuộc thành phố Guwahati, miền Đông Bắc Ấn Độ. Buổi lễ đầy cảm xúc gợi nhớ đến sự trốn thoát thần kỳ của nhà lãnh đạo tinh thần đạo pháp dân tộc từ Tây Tạng sau một cuộc nổi dậy không thành công.
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma rất xúc động và ôm vị Cư sĩ Hộ pháp cảnh vệ Naren Chandra Das tuổi đã 79 xuân và nói rằng: “Hơn nửa thế kỷ gặp lại chúng ta đều tuổi đã già hết rồi”.

Trong chuyến công du hoằng pháp 12 ngày của đức Đạt Lai Lạt Ma tại vùng biên giới phía Đông Bắc Ấn Độ. Chuyến viếng thăm của Ngài và buổi lễ đặc biệt này đã làm Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ và cho rằng chuyến viếng thăm của Ngài khiến nảy sinh mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai quốc gia Trung - Ấn. Trong chuyến viếng thăm lần này đức Đạt Lai Lạt Ma có những buổi chia sẻ pháp thoại và làm lễ tại Tu viện Tara, Lumla, Arunachal Pradesh.

Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra tranh chấp vùng đất Hy Mã Lạp sơn, khu vực mà hai quốc gia muốn thiết lập chủ quyền. 

Trung Quốc cũng đòi lại một khu vực rộng khoảng 82.000 km² ở Đông Bắc Ấn Độ hiện là tiểu bang Arunachal Pradesh nhưng Trung Quốc thường gọi là Zangnan (Tạng Nam). Arunachal Pradesh có hơn 1 triệu dân, đại đa số gốc Tây Tạng, Miến Điện và người Thái, chỉ khoảng 15% là di dân từ các vùng khác của Ấn Độ, đặc biệt là hai tiểu bang lân cận Assam và Nagaland. Tại hội nghị Simla năm 1913-1914, thống đốc Anh Sir Henry McMahon ấn định biên giới giữa Ấn Độ và Tây Tạng theo một đường ranh giới mệnh danh là "đường McMahon" (McMahon Line) nhằm nới rộng vùng kiểm soát của Anh và tạo ra một số vùng đệm. Các đại diện Anh và Tây Tạng tại hội nghị thông qua đường ranh giới này nhưng Trung Quốc chối từ ký hiệp định vì khẳng định Tây Tạng thuộc chủ quyền của mình và đường McMahon vô giá trị.

Năm 1950, thấy Trung Quốc sửa soạn chiếm Tây Tạng, Ấn Độ đơn phương ấn định biên giới theo đường McMahon tuy Trung Quốc phản đối. Trong hơn 10 năm sau đó, vấn đề lắng dịu nhờ không khí hòa hoãn giữa hai nước, nhưng bùng lên trở lại với cuộc chiến tranh biên giới Ấn - Trung năm 1962. Trung Quốc kéo quân sang chiếm đa số khu vực này nhưng sau khi tuyên bố chiến thắng, rút trở lại sau đường McMahon.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và đảng thoát thân của ông vượt qua đèo Zsagola, ở miền nam Tây Tạng ngày 21 tháng 3 năm 1959, trong khi bị các lực lượng quân sự Trung Quốc theo đuổi. Vị Đạt Lai Lạt Ma 23 tuổi này đang ở trên con ngựa trắng.
Ảnh: HG / Associated Press

Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ rằng chuyến viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma, người mà Bắc Kinh gọi là “Người ly khai chống Trung Quốc” sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trốn khỏi cung điện Lhasa vào tháng 3 năm 1959 khi Ngài mới 23 tuổi sau nhiều năm căng thẳng bùng nổ giữa nhân dân Tây Tạng và chính quyền Trung Quốc trong cuộc nổi dậy.

Ngụy trang thành người lính Trung Quốc, Ngài và các vị thành viên nội các Chính phủ Tây Tạng đã vượt khỏi cung điện và ban đêm dùng ngựa và đi bộ cực nhọc, vượt suối băng đèo qua sông Brahmaputra dài tới 500 mét để tới biên giới Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma đã an toàn tới được thị trấn Mussoorie dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, phía bắc New Delhi, thủ đô của Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ đã thể hiện tinh thần hữu nghị láng giềng giữa hai quốc gia, đề nghị Ngài tỵ nạn và một tòa nhà ở thị trấn đồi Dharamsala, nơi Ngài được phép thành lập Nội các Chính phủ Tây Tạng lưu vong. Khoảng 80.000 người Tây Tạng và Ngài tỵ nạn sớm nhập cư tại thị trấn Himalayan.
 
Cố thủ tướng Ấn Độ, ông Nehru (1889-1964) lúc ấy hay tin liền đến thăm Ngài. Hiện nay, đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống với chính phủ lưu vong của Ngài tại thị trấn Dharamsala, quận Kangra, tiểu bang Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Ngoài ra, tại các tiểu bang khác trên toàn Ấn Độ hiện có khoảng 50.000 dân tỵ nạn Tây Tạng đang sinh sống. 

Vân Tuyền (Nguồn: The Guardian New)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Quốc tế 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Xem thêm