Cuốn sách giúp buông bỏ quá khứ, làm mới chính mình và hạnh phúc với hiện tại
Tác giả - sư cô Suối Thông vừa ra mắt tác phẩm 'Làm mới vườn tâm' tại Đường Sách TP.HCM.
Làm mới vườn tâm tiếp nối 2 tác phẩm trước của tác giả - sư cô Suối Thông là Thả trôi phiền muộn và Sống đời bình an.
Thả trôi phiền muộn gợi mở bạn đọc buông bỏ những điều rắc rối trong cuộc sống; Sống đời bình anhướng mọi người tu dưỡng phẩm chất cá nhân, giúp sống bình an hơn; và Làm mới vườn tâm đưa họ vào bên trong, khám phá và làm mới tâm hồn của mình.
Theo tác giả, hiện tại quan trọng hơn quá khứ và tương lai, việc khó nhất là sống hết mình với hiện tại. Tác phẩm gồm 108 bài viết chủ yếu hướng độc giả vào việc thay đổi, làm mới thân tâm - tiền đề cho hạnh phúc của hôm nay.
Trong bài viết cùng tên Làm mới vườn tâm, tác giả Suối Thông nhấn mạnh cái tôi là khởi nguồn của mọi thứ, thế giới của mỗi người do chính họ tạo nên. Vì vậy, cuộc sống chỉ thay đổi khi họ thay đổi.
"Một niệm khởi lên có thể đưa ta đến thiên đường, cũng có thể khiến ta rơi xuống địa ngục. Bạn đặt tâm tình ở đâu, thành tựu sẽ mang dấu ấn đó. Việc chúng ta cần làm là soi bóng sửa hình, nhìn biểu hiện chỉnh tâm thái. Và không quên bắt đầu từ chính mình trước, vừa gần vừa dễ, sẽ thấy hiệu quả tức thì", trích đoạn bài viết.
Ngoài những bài tự viết, tác giả Suối Thông cũng biên dịch và tổng hợp những nội dung phù hợp từ nguồn nước ngoài. Vì vậy, bìa sách ghi rõ "Suối Thông sưu tầm và biên dịch" để tỏ lòng trân trọng sự đóng góp tư tưởng của nhiều người.
Trả lời câu hỏi: Với những người không tu tập hay nghiên cứu về Phật giáo, khả năng tiếp cận cuốn sách này thế nào? - tác giả cho biết đây là điều cô trăn trở suốt quá trình viết tác phẩm.
Giáo lý Phật giáo luôn chia thành phần dành cho đệ tử xuất gia, phần dành cho cư sĩ, Phật tử. Những quan điểm về luật nhân quả, luật vô thường... luôn hiện hữu trong đời thường.
Làm mới vườn tâm không đưa những giáo lý Phật giáo cao siêu mà tập trung vào những quan điểm có tính ứng dụng cao về đạo hiếu, cách ứng xử trước điều không như ý, tình yêu... Những nội dung biên dịch được tác giả chuyển tải sao cho người Việt thấy gần gũi, dễ đọc nhất.
"Với những chủ đề rất đời thường, không chỉ Phật tử mà bất cứ ai đọc đều sẽ hiểu, học và làm theo để sống hạnh phúc hơn. Chúng ta thực hành theo sách không có nghĩa là đã theo đạo, trở thành Phật tử. Sách chứa đựng tinh hoa tri thức của nhân loại mà bất cứ ai cũng có thể thừa hưởng", tác giả Suối Thông cho hay.
Cô nói thêm: "Không nơi nào trên thế gian không có bùn. Tôi mong bộ ba sách của mình sẽ trợ lực bạn đọc trồng nên một cành sen an yên, tỉnh thức của riêng mình trên bùn đó".
Nguồn: Vietnamnet
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc
Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.
Tu không phải để thành tiên, thành Phật
Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Thiền như một Phật tử
Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.
Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo
Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.
Xem thêm