Đại lễ Phật đản được tổ chức trang trọng tại đỉnh núi Bà Đen vào ngày 18/5
Diễn ra vào ngày 18/5 (nhằm 11/4 Âm lịch), đại lễ Phật đản được tổ chức với nhiều nghi thức thiêng liêng tại núi Bà Đen, hứa hẹn hút hàng ngàn Phật tử và du khách đến với ngọn núi cao nhất Nam bộ.
Là sự kiện trọng đại nhất với Phật tử trên khắp thế giới, đại lễ Phật Đản được tổ chức trang nghiêm với nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa tại rất nhiều chùa và các cơ sở tự viện. Tại Nam bộ, núi Bà Đen với hệ thống chùa cổ hàng trăm năm tuổi là miền đất hành hương được nhiều Phật tử và du khách tìm về trong mỗi mùa Phật đản để tưởng nhớ đức Phật, đồng thời tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu – một biểu tượng tâm linh của người Nam bộ.
Suốt từ đầu tháng 4 Âm lịch đến nay, rất nhiều hoạt động văn hoá tâm linh đã được tổ chức tại núi Bà Đen để mừng mùa Phật đản. Tại hệ thống các chùa núi Bà, nghi thức tắm Phật được tổ chức trang nghiêm để thể hiện lòng tôn kính, hân hoan trước sự xuất hiện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và cũng là một hành động để mỗi người gột rửa thân tâm, tìm lại sự thanh tịnh.
Trên đỉnh núi Bà Đen, vào Thứ 7 ngày 18/5 (nhằm 11/4 Âm lịch) tới đây, chương trình Đại lễ kính mừng Phật Đản sẽ chính thức diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Theo đó, chương trình nghệ thuật Kính mừng đại Lễ Phật Đản sẽ được tổ chức quy mô giữa không gian linh thiêng trên đỉnh núi vào hai khung giờ sáng và chiều. Đây là thời khắc để nhân dân hướng về lòng từ bi, công đức và hành trình thành đạo của đức Thích Ca Mâu Ni. Chương trình nghệ thuật cũng sẽ đưa du khách đến với hành trình khám phá đặc sắc văn hoá bản địa Tây Ninh và miền Nam bộ qua các điệu múa trống Chhay- dăm, nhạc ngũ âm mang đặc trưng của người Khmer.
Hoạt động văn hoá tâm linh được Phật tử và nhân dân chờ đón nhất tại núi Bà Đen trong mùa Phật đản năm nay là đại lễ dâng đăng diễn ra vào tối Thứ 7, ngày 18/5. Hàng ngàn ngọn đăng do chính tay Phật tử và du khách viết lời nguyện ước sẽ được thắp sáng trên quảng trường rộng lớn dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Trong không gian huyền ảo, các ngọn đăng được thắp sáng lung linh thả trôi trên dòng nước sẽ là lời nguyện ước bình an, hạnh phúc dâng lên đức Phật.
Cũng tại đỉnh núi cao nhất Nam bộ trong mùa Phật đản, Phật tử và du khách sẽ được chiêm bái và đảnh lễ trước xá lợi đức Phật Thích Ca được an tọa trang trọng trong bảo tháp lưu ly hai tầng, giữa không gian tôn nghiêm tại trung tâm triển lãm Phật giáo dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Đây là ngọc xá lợi của Đức Phật do Liên đoàn Phật giáo thế giới tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ trao tặng Việt Nam vào năm 2014.
Là nơi hiếm hoi tại Việt Nam được chọn lưu giữ “bảo vật của thế giới Phật giáo”, đối với núi Bà nói riêng và Tây Ninh nói chung, đây là phước báu to lớn. Theo văn hoá Phật giáo, đức Phật là bậc xuất thế cứu độ chúng sanh, chiêm bái xá lợi cũng giống như thấy đức Phật còn ở trần thế, giúp con người tìm kiếm được niềm hạnh phúc, an lạc đích thực.
Dịp này, du khách lên đỉnh núi Bà Đen cũng sẽ được chiêm ngưỡng cây bồ đề vàng cao 3,6m, được mạ vàng 24k trong Triển lãm Cây bồ đề Cát Tường do Công ty CP Mai Vàng Rồng Việt phối hợp cùng KDL Sun World Ba Den Mountain tổ chức từ ngày 30/04/2024 đến hết ngày 02/09/2024. Trong văn hoá Phật giáo, cây bồ đề là biểu trưng cho sự chứng ngộ của đức Phật khi vào hơn 2.600 năm trước, Ngài đã toạ thiền và thành tựu giác ngộ dưới cội bồ đề. Bởi vậy, chiêm bái cây bồ đề vàng ngay tại ngọn núi cao nhất Nam bộ là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa đối với Phật tử và du khách trong mùa Đức Phật đản sinh.
Là một trong số các huyệt đạo thiêng trên cả nước, núi Bà Đen từ lâu đã là biểu tượng tâm linh của người Nam bộ và là điểm đến tâm linh của hàng triệu Phật tử và du khách trên cả nước. Hàng năm, rất nhiều lễ hội Phật giáo được tổ chức tại đây như lễ vía Di Lặc, lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, lễ Vu Lan báo hiếu, lễ Phật đản.. với các nghi thức trang trọng, thiêng liêng, đưa núi Bà Đen thành miền đất hành hương hàng đầu Nam bộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm