Thứ năm, 09/02/2023, 08:19 AM

Đại sư Tinh Vân khai thị cho giới tử xuất gia ngắn hạn

“Xuất gia thật là tốt! Cảm tạ ân thâm rộng lớn của chư Phật, điều may mắn này khiến cho tôi cảm nhận được sự yên tâm và bình tĩnh từ trong tâm”.

Đó là pháp hỷ của Đại sư Tinh Vân - khai sơn Phật Quang Sơn nói về đời sống 76 năm xuất gia của ngài.

Vào đêm 29-7-2014, nhân kỷ niệm 76 năm xuất gia, Đại sư đã khai thị những điều quan trọng về sự tu hành và tu tâm cho 600 giới tử tham dự “Hội xuất gia tu đạo ngắn hạn kỳ thứ 79” tại đại hội đường của tầng thứ tư lầu Truyền đăng Phật Quang Sơn.

Đại sư Tinh Vân

Đại sư Tinh Vân

Ngộ chân lý khi làm việc Phật, hưởng “không vô”(1) khi được xuất gia

Trong phần khai thị, Đại sư đã dẫn dụ kinh Đại Bảo tích để nói rõ về công đức xuất gia. Ngài nói, xuất gia không chỉ xa lìa sự nghèo đói, áp lực, ô nhiễm, khiến cho trong tâm luôn giàu có, tự nhiênan tường, thanh tịnh tự tại; mà còn làm cho tập thể được thành tựu mọi mặt, tâm không vướng mắc, đời sống đầy màu sắc. Nói đến xuất gia là để báo đáp ân cha mẹ, để đọc vạn quyển sách, hiểu biết các nhân tố về văn hóa giáo dục..., thấu suốt sự thực hành chân lý chứng ngộ của Phật; lấy đời sống “không vô” để phát khởi tâm viễn ly, tâm tăng thượng.

“Mọi người đến Phật Quang Sơn xuất gia ngắn hạn, đồng thời thể nghiệm ngay lập tức có và không, cảm nhận rằng mặc dù 'có' cũng rất tốt, nhưng 'không' lại càng tốt hơn”. Đại sư nói, bởi vì người xuất gia, phải từ bỏ đời sống hưởng lạc, buông xả danh lợi ái tình. Vượt qua những thứ này, mới thực sự thể hội tâm cảnh “không vô”.

Đời sống thành thật đáng quý, thì giá trị tín ngưỡng càng cao

“Tại gia và xuất gia có gì khác nhau”? Đại sư nói một cách từ tốn, tại gia thì sinh hoạt bằng tiền tài vật chất, xuất gia thì vui sống trong pháp thiền; Ngài khuyến khích giới tử cần phải có chánh tín, chánh tri và chánh kiến, nhấn mạnh thành thật trong cuộc sống là quý giá, càng quý giá thì giá trị tín ngưỡng càng cao. Bởi vì có đức tin, mới có một tương lai không giới hạn, mới có thể tiến tới sự phát tâm tu đạo và chứng ngộ. Đại sư nói tiếp, giàu sang thực sự hoàn toàn không phải là có nhiều tài sản, mà là có ba nghìn đại thiên thế giới trong tâm.

Đại sư nêu ra câu chuyện “Dĩ bất biến ứng vạn biến” (Lấy cái không biến đổi để ứng phó với cái nhiều biến đổi) trong thiền môn, để nói về Thiền sư Đạo Thụ qua hai mươi năm xây dựng chùa am, dù cho lúc đó các đạo sĩ dùng pháp thuật thần thông dọa nạt khiến toàn bộ chúng Sa-di bỏ chạy, nhưng Thiền sư vẫn an nhiên bất động, chính cái an nhiên bất động này đã đẩy lùi các đạo sĩ rời xa hiện trường. Đây là do Thiền sư dùng cái không để thắng cái có, dù trong biến loạn vẫn trầm tĩnhứng phó không một chút hoảng loạn, khiến cho pháp thuật của ngoại đạo bị truy đuổi tận cùng, không còn chút thần thông nào để thi thố.

Nói về bí quyết tu tâm

“Lúc ta chưa được sinh ra ai là ta, khi ta đã được sinh ra thì ta là ai? Trưởng thành rồi mới là ta, khép đôi mắt mờ mịt lại là ai?” Chư đệ tử của Đại sư đồng xướng bài “Tán Tăng Kệ” (2) của Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh. Đại sư hy vọng các giới tử nương nhờ nhân duyên trong hội xuất gia tu đạo ngắn hạn này, nên viết rõ ràng những câu kệ tụng, tương ứng với tư tưởng của Hoàng đếThuận Trị. Tiếp theo là gấp rút lấy “Thập tu ca” của Nhân gian âm duyên; “Vô tướng tụng” của Lục tổ Huệ Năng mà xướng tụng hằng ngày, để không còn so sánh, để nhìn mọi người mỉm cười, để đối đãi người một cách khoan dung, cho đến “Nhân thì hiếu dưỡng cha mẹ, Nghĩa thì kính trên thương dưới; Nhượng thì tôn ty hòa mục, Nhẫn thì không nói các điều ác…”. Những điều này chính là bí quyết tu tâm.

Lúc này, tự nhiên Đại sư bật nói hai từ “My ball, My ball” một cách hài hước và ví dụ cha mẹ như chiếc bóng rổ, họ vẫn còn đổ xô tranh bóng với các con; nhưng sau khi các con thành gia lập thất rồi, họ sẽ trở thành quả bóng chuyền, bị các con đẩy tới đẩy lui, một mai đến lúc tuổi già thì họ lại giống như một quả bóng đá, các con đá càng xa càng tốt.

Với hiện tượng xã hội: “Cuộc sống giống như một quả bóng”, “con trai và con gái hiếu thảo nhất chính là người xuất gia tại Phật Quang Sơn này”. Đại sư nói với các giới tử. Tiếng vỗ tay lúc này vang lên như sấm, vang vọng những lời tán thán đời sống tu hành của Tăng chúng luôn mở rộng và thăng hoa, sau khi xuất gia càng hiếu thuận với bậc cha mẹ trên toàn thế giới, càng đọc hiểu nghiêm túc sách vở kinh điển để hoằng dương giáo pháp của Phật.

Vượt thoát ngọn lửa vô thường không quên tâm ban đầu

Đại sư Tinh Vân luôn luôn mang lại cho mọi người sự tín tâm, niềm vui vẻ, nguồn hy vọng, sức phương tiện. Ngài giải đáp một cách tỉ mỉ hơn mười vấn đề của các giới tử nêu ra. Như “Làm thế nào để tu hành tự ngã? Làm sao để chữa trị những thói quen xấu? Làm thế nào để xác định được sự bình đẳng của các vấn đề không liên quan đến tăng tín và tăng sự? Làm thế nào để thu hút mọi người tham gia vào hội đọc sách? Nguyện lực của Đại sư hoằng dương Phật pháp tại năm châu lục trên thế giới là gì? Nhờ đâu mà Thái tử Tất-đạt-đa thoát khỏi ngọn lửa vô thường, tìm ra đời sốngvĩnh hằng, chứng ngộ chân lý trong cuộc sống, trở thành giáo chủ của Phật giáo, và tự thân đã thể hội triết lý sâu sắc về “cuộc sống bất tử”? Khuyên dạy mọi người nếu quên tu thì tương lai sẽ càng khổ sở hơn.

“Nhân duyên quyết định cuộc sống”, Đại sư dặn dò các giới tử, tùy duyên, phát tâm và bình đẳng tâm đều là phương pháp tốt trong việc rộng kết thiện duyên, chỉ có “không quên tâm ban đầu” mới có thể duy trì tâm thanh tịnh của người xuất gia ngắn hạn, giống như Cư sĩ Duy Ma Cật “tuy ở nhà cư sĩ, không nhiễm trước tam giới; thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh”. Hy vọng mọi người không chạy theo danh lợi, lấy việc hướng dẫn người khác học Phật pháp làm nhiệm vụ của mình, hãy nhớ thật kỹ lấy “Bốn câu kệ Phật Quang” để điều trị tâm bệnh tham, sân, si và ngũ dục, như vậy mới có thể thay đổi chính mình, tự mình giác ngộ. Ngoài ra, Đại sư còn nhấn mạnh: Mọi người nên phát khởi chánh niệm, phát tâm bồ đề, tâm từ bi; buông bỏ phiền não, tam độc, để phù hợp với nguyên tắc tư tưởng trung đạo.

 __________________

(1) “Không vô”: Tất cả sự vật từ nhân duyên sanh, chỉ do tâm tạo, trọn không có tự tánh. Phẩm Bồ-tát hạnh trong kinh Duy Ma: Xem tất cả mọi thứ đều không, nhưng không bỏ tâm đại bi.

(2) Tán Tăng kệ, tác giả Ái Tân Giác La Phúc Lâm là vua Thuận Trị triều đại nhà Thanh gồm 46 câu. Trong bài thi Tán Tăng kệ có bốn câu thật tuyệt vời:

Bi hoan ly hợp đa lao ý

Hà nhật thanh nhàn thùy đắc tri

Nhược năng liễu đạt tăng gia sự

Tùng thử hồi đầu bất toán trì

(悲欢离合多劳意何日清闲谁得知?若能了达僧家事从此回头不算迟)

Tạm dịch:

Buồn vui ly hợp nhiều lao khổ

Ngày nào nhàn rỗi ai biết chăng?

Nếu việc tu hành càng hiểu rõ

Từ đó quày đầu không muộn màng.

Thanh Như dịch

Nguồn: (Đại sư Tinh Vân khai thị cho giới tử xuất gia ngắn hạn,từ bản tin của 佛光山全球資訊網, Taiwan).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm