Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/02/2022, 09:30 AM

Dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ Phật giáo

Nhiều người vẫn thường đến chùa để dâng sao giải hạn vào dịp đầu năm mà không biết rằng đây thực chất không phải là nghi lễ của Phật giáo.

Mỗi dịp đầu năm âm lịch, người dân thường đến các chùa chiền, miếu, phủ... để dâng sao giải hạn. Lễ cúng này có nhiều hình thức, thủ tục với các mức phí khác nhau từ vài trăm nghìn đồng đến hàng triệu, chục triệu đồng; thậm chí có người bỏ ra cả trăm triệu đồng cho một khóa lễ. Ở Hà Nội, mỗi lần chùa Phúc Khánh làm lễ dâng sao giải hạn, người dân kéo đến đông tới mức tràn cả ra đường, lên cầu hành lễ, bái vọng vào chùa, bất chấp luật lệ giao thông.

Tục cúng sao giải hạn có nguồn gốc Trung Quốc, xuất phát từ niềm tin rằng mỗi năm con người có một vì sao chiếu mệnh. Có tất cả 9 sao, gồm Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Kế Đô, La Hầu, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hán, Thủy Diệu. Trong đó, Thái Dương, Thái Âm là sao tốt, còn La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch là những sao xấu, được cho là sẽ khiến con người gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật, nói chung là vận hạn.

Tuy nhiên, đây chỉ là niềm tin trong dân gian, khoa học chưa từng khẳng định sự tồn tại của 9 ngôi sao trên cũng như ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người. Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo từng nói: "Dâng sao giải hạn chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Bởi vậy, không có gì tốt hơn là tự tu thân, dùng trí tuệ để nhìn nhận mọi sự, mọi việc, tránh những hành động sai trái, rồi đi hối lộ thần linh, đặt cược với thần linh, như vậy thì tội lỗi về mặt tâm linh sẽ lớn hơn rất nhiều".

Hàng chục ngàn người dự lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội. (Ảnh: Người Lao Động)

Hàng chục ngàn người dự lễ dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội. (Ảnh: Người Lao Động)

Mặc dù nghi thức thường được thực hiện tại chùa, cúng sao giải hạn không phải là nghi lễ Phật giáo. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 và 14, từng khẳng định: "Dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật". Hòa thượng cho biết, tục này nằm trong nghi lễ của Đạo giáo và đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người Việt Nam. Tín ngưỡng dân gian và nghi lễ của Phật giáo gặp nhau ở một điểm là cầu mong cho con người được an lành, không gặp phải những điều xấu trong cuộc sống.

"Cho nên, ở trong chùa từ lâu rồi cũng có làm nhưng tùy từng chùa thực hiện với các nghi thức khác nhau. Cũng có chùa, đền, phủ... cúng theo tín ngưỡng cổ truyền là dâng sao, cũng có nơi như Phật giáo chỉ tụng kinh lễ Phật. Hiện nay, người dân dâng sao giải hạn là đang quan niệm theo tín ngưỡng, cầu mong một cuộc sống được an bình trong một năm", Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói. Hoà thượng khuyên, không nên vì thấy người khác làm mà chạy đua theo để ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Thay vì mất tiền của để dâng sao giải hạn, nên giữ cái tâm trong sáng, đi lễ với tâm thành kính chứ không để tư lợi chi phối.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm