Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/05/2023, 14:35 PM

Đạo chính là sống tỉnh thức giữa u mê…

Thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, đểu rõ biết một cách sáng suốt thường trực bằng chánh niệm tỉnh giác. Do đó chánh niệm chính là ánh sáng của trí tuệ , nhờ có ánh sáng của trí tuệ mà bóng đêm vô minh thất niệm tan biến.

Có một ông Bà la môn hỏi Đức Phật

Thưa Ngài Gotama (Đức Phật Thích Ca)

Ngài tu cái gì mỗi ngày?

Đức Phật trả lời; tôi thì tu rất đơn giản, đi biết đi, ngồi biết ngồi, đứng biết đứng, ăn biết ăn, nằm biết nằm ….

Ông Bà la môn nói;

Mấy cái đó thì ai mà chẳng làm mỗi ngày, như vậy đạo của ông có gì cao siêu đâu chứ? Tôi tưởng Ngài luyện công, niệm chú … để có thần công bay lượn, hay hóa phép thành trường sanh bất tử …, Còn mấy cái mà Ngài nói thì quá tầm thường!!.

Hãy tỉnh thức trong mỗi tâm niệm của mình

2

Đức Phật ôn tồn trả lời:

Người thế gian họ cũng ăn, mặc, ngủ nghỉ, đi, đứng, nói cười …nhưng thật ra là họ không biết họ đang làm những chuyện đó (mất ý thức, hay mất chánh niệm); trong khi ta và các đệ tử của ta thì rõ biết (chánh niệm, ý thức) những việc ấy đang xảy ra trong sự tỉnh thức.

Trong kinh Đại Niệm Xứ Đức Phật cũng có dạy; Khi tham biết tham, khi không tham biết rõ không tham, sân biết sân, không sân biết rõ không sân, si biết si , không si biết rõ không si, khi tâm u sầu biết rõ tâm đang u sầu, buồn giận, thương, ghét…đều rõ biết. Và luôn quan sát những nguyên nhân sinh khởi trong tâm một cách thường trực chánh niệm tỉnh giác.

Đối với các cảm thọ lạc hoặc khổ hay không lạc không khổ điều rõ biết một cách sáng suốt.

Quán sát mọi hành động hằng ngày, khi đi tới hay đi lui, cúi lên, cúi xuống , đang ngồi đang nằm, co tay, duỗi chân, mặc áo, ăn uống, đại tiểu tiện, nói năng …

Thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra, đểu rõ biết một cách sáng suốt thường trực bằng chánh niệm tỉnh giác. Do đó chánh niệm chính là ánh sáng của trí tuệ , nhờ có ánh sáng của trí tuệ mà bóng đêm vô minh thất niệm tan biến.

Đây là một quá trình chuyển hóa tâm thức dần dần để đi đến giác ngộ giải thoát. Tu như vậy bất kỳ đối tượng nào cũng tu được, không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, sang hèn, tôn giáo, ở bất kì nơi nào cũng tu được.

Tu như vậy thì tu cũng là Sống -  Sống Tỉnh Thức. 

''Ngày cũng trôi qua giống mọi ngày

Khác là Tỉnh thức giữa cuồng say

Xưa, tìm hạnh phúc trong phiền muộn.

Chừ, Sống Bây Chừ, sống Tại Đây!!''

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm