Đạo diễn Việt Tú: Bối cảnh tổ chức Đại lộ di sản ở chùa Tam Chúc là “khủng” nhất trong các kỳ Vesak
Tham gia chương trình Đại lộ di sản trong khuôn khổ Đại lễ Vesak của Liên Hợp Quốc, đạo diễn Việt Tú cho đó là mối duyên và là cơ hội lớn để quảng bá di sản nghệ thuật của Việt Nam.
Vesak và Đại lộ di sản là hai trong một
Anh nghĩ thế nào khi quần thể Tam Chúc được lựa chọn làm nơi diễn ra chương trình?
Ngay từ khi được mời tham gia, tôi nghĩ đó hẳn là một mối nhân duyên. Tôi đến Tam Chúc thì thấy mọi thứ còn rộng mở hơn. Khu vực Tam quan, nơi chúng tôi chọn làm địa điểm tổ chức, lưng tựa vào núi Ngọc theo chiều thoải đi lên. Nghĩa là có hạ, trung, thượng với kết cấu rất chặt chẽ. Còn trước mặt hướng ra vùng nước được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn”, xung quanh là những ngọn núi rất lớn.
Chương trình có chủ đề Việt Nam - Đất Phật ngàn năm sẽ tạo được mối giao thoa giữa chương trình của Đại lộ di sản với không gian chung của Đại lễ Vesak.
Trong không gian của chùa Tam Chúc, tất cả những gì chúng ta muốn nói về Việt Nam - Đất Phật ngàn năm sẽ được thực hiện một cách uyển chuyển bằng âm nhạc. Còn về phía dư luận, tôi nghĩ, bất cứ hoạt động gì, dù là tôn giáo hay không… nếu là hoạt động ý nghĩa và được làm với tấm lòng thành kính, thành tâm thì đều rất ý nghĩa.
Đại lộ di sản là chương trình thực hiện cho đại lễ Vesak hay được hiểu là số đầu tiên làm về Đại lễ Vesak?
- Nhiều người cũng nhầm chương trình Đại lộ di sản là của Vesak hay chỉ đơn thuần là chương trình Đại lộ di sản riêng biệt. Thực ra nó là hai trong một. Chính vì vậy mà Đại lộ di sản phải chọn các tiết mục đến từ các quốc gia có ảnh hưởng của Phật giáo để nó phù hợp với khuôn khổ của Vesak.
Nghĩ đó là riêng hay chung, tôi cho không phải là vấn đề vì dù thế nào thì cả hai chương trình đều hướng đến cái đích chung là các nền văn hóa Phật giáo nhân kỳ Vesak.
Anh từng tham gia tổ chức Đại lễ Vesak ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình năm 2008. Đại lộ di sản được tổ chức trong không gian ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á thì kịch bản sẽ phải nắn chỉnh như thế nào so với khi tổ chức ở Mỹ Đình?
- Có thể nói, năm nay, bối cảnh tổ chức được coi là “khủng” nhất trong các kỳ Vesak. Vì tôi làm thực cảnh quen rồi nên khi tổ chức ở không gian lớn như vậy, tôi chỉ nhìn là biết “đóng-mở” như thế nào. Nếu gọt nội dung theo không gian hay ngược lại chỉnh không gian theo nội dung đều không nên mà tất cả phải nương tựa vào nhau. Đó là thuật dàn dựng. Không muốn bị loãng thì tập trung ánh sáng vào một chỗ và đừng có bật mọi thứ sáng bừng lên. Muốn rộng rãi ra thì phải có đủ các thiết bị. Dàn dựng thực cảnh có một triết lý rất hay là “tự lượng sức mình”. Sức chương trình đến đâu, làm đến đó chứ đừng ham bày biện ra.
Chẳng hạn, đoàn nước ngoài không thể có hàng trăm người để diễn thì nước chủ nhà sẽ “đỡ” cho họ. Nếu đoàn của họ chỉ 20-30 người, phải gom vào giữa sân khấu, ánh sáng tập trung gối vào Tam quan chứ đứng khoe cảnh rộng. Làm thực cảnh có cái khó là phải kiểm soát được không gian và các thuật dàn dựng là dùng người. Đông người thì dùng thế nào, vắng người sử dụng ra sao…
Vậy về mặt nội dung thì nó có gì khác so với Đại lễ Vesak từng diễn ra ở chùa Bái Đính (Ninh Bình)?
- Cái khác rõ nhất chính là về không gian tổ chức. Như mọi người biết, chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á nên với người làm nghệ thuật như chúng tôi thì đây là cơ hội lớn để thử thách và thể hiện. Hoàn toàn không có chuyên gia nước ngoài, dù đây là chương trình quốc tế. Một phần, tôi coi đó là cơ hội để người Phật tử như tôi được đóng góp vào tinh thần chung.
Các chương trình trong Đại lộ di sản lần này có nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ các quốc gia của nền Phật giáo phát triển thì sẽ tạo nên sự cộng hưởng rất lớn. Chương trình cũng được truyền hình trực tiếp nên góp phần quảng bá cho di sản văn hoá Việt Nam đến bạn bè thế giới. Tôi nghĩ đây là nhân duyên vì tôi cũng là người theo Đạo Phật.
Một chương trình mang tầm quốc tế, ở không gian như chùa Tam Chúc thì hẳn là số lượng người tham gia cũng rất lớn?
- Tiết mục đông nhất có 300 tăng ni và hơn 100 diễn viên múa. Còn tổng thể thực hiện chương trình cũng lên đến cả ngàn người gồm diễn viên và người thực hiện.
Cảm ơn đạo diễn Việt Tú!
Trong Đại lộ di sản, khán giả sẽ được xem những di sản nghệ thuật không chỉ của Việt Nam mà còn là những màn biểu diễn độc đáo của các quốc gia có nền Phật giáo phát triển trên thế giới như: Ấn Độ, Indonesia, Bhutan, Trung Quốc, Thái Lan, Srilanka...
Đây là cơ hội để giới thiệu đất nước và nền văn hóa Việt Nam đến bạn bè thế giới một cách hiệu quả. Tôi tự tin đây sẽ là chương trình đáng nhớ cho các đại biểu, Phật tử và khán giả khi xem”. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 12/5 trên kênh VTV1.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm