Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/05/2022, 09:05 AM

Đạo lực được hình thành từ việc huân tập lòng từ bi, khiêm hạ

Khi ta nói về lòng từ bi, nếu đã có thực hành trước, tự nhiên người nghe cảm thấy một sức mạnh thương yêu truyền sang và buộc họ phải thương yêu tiếp tục truyền sang người khác nữa.

Người nào đã từng vất vả đấu tranh với lầm lỗi của mình, thanh lọc nội tâm mình, biết tôn trọng mọi người, giữ gìn tâm khiêm hạ, tự xem mình như cát bụi cỏ rác, trải lòng thương yêu muôn loài, âm thầm thiền định nhiếp tâm... sẽ tạo thành cái gọi là đạo lực.

Từ đạo lực này, những người nghe ta nói đều bị lay động dữ dội, không thể ngồi yên mà phải bước tới. Thiếu đạo lực, người nghe sẽ nhàm chán dần, vì mơ hồ biết rằng người nói chỉ lập lại suông những gì đã học chứ không thực hành trước.

Người có kinh nghiệm thực hành sẽ hiểu biết đường đi nước bước cặn kẽ hơn, và đương nhiên sẽ trình bày vấn đề kỹ lưỡng chi tiết hơn, do đó người nghe dễ hiểu hơn. Người không thực hành nói quanh co, không dính dáng vào thực tế để có thể giúp người nghe biết cách thực hành theo.

Đạo lực của một bậc Giác Ngộ

Muốn cho Phật Pháp hưng thịnh, mỗi người chúng ta phải tu hành siêng năng kỹ lưỡng hơn rất nhiều.

Muốn cho Phật Pháp hưng thịnh, mỗi người chúng ta phải tu hành siêng năng kỹ lưỡng hơn rất nhiều.

Ví dụ khi ta nói về lòng từ bi, nếu đã có thực hành trước, tự nhiên người nghe cảm thấy một sức mạnh thương yêu truyền sang và buộc họ phải thương yêu tiếp tục truyền sang người khác nữa. Nếu người nói không thực hành, người nghe không thấy cảm động và không cần phải thương yêu ai nữa.

Ngay cả người tu sĩ cũng vậy, nếu nghe giảng từ những tâm hồn rỗng thì cũng không muốn thực hành. Vì vậy, muốn cho Phật Pháp hưng thịnh, mỗi người chúng ta phải tu hành siêng năng kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Mà việc tu hành phải bắt đầu bằng cách xét lỗi của mình trước. Trong các lỗi về đạo đức, kiêu mạn là cánh cửa đầu tiên mở đường vào cõi quỷ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm