Đạo Phật là đạo đến để mà thấy
Năm con lên lớp 1, con được mẹ đưa về Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng Thanh Hóa để Quy y Tam Bảo.
Ngày đó con chưa tìm hiểu biết nhiều về Đạo Phật xong con được thầy Bổn sư truyền giới dạy bảo cho người Phật tử tại gia phải giữ gìn 5 giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất gây nghiện… Tinh thần cứu khổ ban vui của Đạo Phật đã thể hiện rõ ràng trong năm giới này, Phật tử chúng ta phải cố gắng gìn giữ và khuyên người gìn gìn.
Đạo Phật khác với tôn giáo khác chính là ở điểm Đức Phật không phải mà một quan tòa tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ, một hành động, một lời nói tốt hay xấu chính là mang theo nó một cái mầm thưởng phạt rồi. Đức Phật chỉ là người dẫn đường rất từ bi và rất sáng suốt. Ngài chỉ ra cho chúng ta con đường nào là con đường sáng và con đường nào là con đường nguy hiểm không nên đi. Nhưng nếu chúng ta không theo con đường sáng mà lại muốn đi vào con đường nguy hiểm, thì tất nhiên chúng ta chúng ta sẽ gặp tai họa tự nhiên chứ Phật không tạo ra tai họa để trừng phạt chúng ta. Đó là luật nhân quả. Ta làm ác thì bị quả xấu, ta làm thiện thì được quả tốt. Năm giới con được học chính là năm thành trì ngăn chặn không cho ta đừng đi lạc vào đường ác. Đạo Phật dậy con phải nói chân thật, phát ngôn lúc nào cũng hợp với sự thật. Nói đúng lý, nói lời hòa thuận để đem lại tình đoàn kết cho mọi người, nói nhã nhặn để đem lại sự vui vẻ cho mọi người.
Cùng với thời gian con thường được mẹ đưa về các Chùa, Thiền viện để nghe các thầy giảng Pháp. Sau đó con nhận thấy rằng: đạo Phật là đạo diệt khổ, đem an vui đến cho mọi người, đem bình an đến cho mọi loài nếu ta biết tu tập hành trì theo đúng Chánh pháp. Chính vì vậy mà con yêu mến Đạo Phật vô cùng, con xin quyết tâm học Phật và làm theo lời Phật dạy để được đời đời kiếp kiếp dù sinh về nơi đâu cũng được gần gủi ba ngôi Tam Bảo.
Đạo Phật là đạo đến để mà thấy chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ. Phật giáo khẳng định hạnh phúc có được do sự chuyển hóa tâm thức. Gia đình con thực sự may mắn trong thời điểm đại dịch Cô vít được học Kinh Trung bộ ONLINE do Thượng tọa Thích Giác Hoàng tổ chức. Con thật sự ấn tượng với bài “Kinh thừa Pháp”, ở đây Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài hãy trở thành những người thừa kế gia tài Chánh pháp mà Ngài đã dày công dạy dỗ, không nên trở thành những người thừa kế gia tài vật chất, bên cạnh đó đức Phật mô tả con người sở dĩ bị khổ đau là do bị vướng dính vào các bẫy thế gian, đó là dính bẫy do hưởng thụ, dính bẩy do gặp nghịch cảnh mà không đủ sức vượt qua và dính bẫy do lòng tham lam. Để sống vô ngại thong dong ở đời, người Phật tử cần đề cao chánh niệm, tỉnh thức tu Thiền định để không bị vướng chấp bất kỳ điều gì trên đời. Đức Phật khuyên mọi người phải tuân thủ giới hạnh thanh cao, không tránh né, không bất mãn, không chống đối khi được nhắc nhở; khi có tội nên sám hối và hứa không tái phạm. Để sống hạnh phúc trong cộng đồng Đức Phật khuyên không nên đào sâu sự bất đồng về quan điểm, cách hiểu, không phê phán, không khen mình, chê người đề cao sự thực hành Chánh pháp để có cuộc sống an vui và hạnh phúc.
Theo quan điểm của đạo Phật thì cái chết được khẳng định như một quy luật. Thái độ tiếc thương của người thân đối với người đã khuất không làm cho ngườu thân sống lại. Thương tiếc người thân là gốc rễ của sầu, bi, khổ, ưu, não. Mỗi bước tiến tu đều đem lại an lạc cho mình và mọi người. Đạo Phật dậy cho con lòng từ bi, nhẫn nhục và chánh kiến. Mang lại tình thương cho mọi người và đặc biệt Đạo Phật dậy con cần phải tránh tội và làm phước. Người biết sợ tội là người sẽ khỏi tội, người học Phật sẽ không làm khổ mình, khổ người. Làm phước là gieo hạt hạnh phúc cho chúng sinh và bản thân mình cũng được hạnh phúc.
Trong Kinh Nhân Quả Đức Phật dậy: “Muốn biết nhân đời trước, cứ xem cuộc sống hiện tại này, cần biết quả đời sau, nên xem hành động hiện nay”. Giá trị của Phật pháp là biết để hành không phải biết để nói, thực hành sâu chừng nào, càng thấy giá trị Phật pháp cao chừng ấy.
Con với tư cách là Phật tử tại gia con xin áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống để có một cuộc sống tốt đời đẹp đạo, làm tròn bổn phận đối với bản thân. Bổn phận đối với gia đình, quyến thuộc. Bổn phận đối với người ngoài. Đối với tự thân con luôn cố gắng trau dồi đức hạnh, tu tâm dưỡng tánh để cho thân tâm được an lạc, thanh tịnh, học Phật, nghe Pháp, cố gắng giữ gìn năm giới. Vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo…Hàng ngày gia đình con thờ Phật con sẽ lạy Phật, niệm Phật, ngồi Thiền, cung kính cúng dường Tam Bảo. Luôn làm lành, tránh những điều ác, kết bạn với những người tốt, truyền bá Đạo Phật đến với những người có duyên với con…
Con xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức cuộc thi đã tạo duyên lành cho con được viết lên tình cảm của con về Đạo Phật, một lần nữa con xin thành kính biết ơn và tri ân sâu sắc đến Ban tổ chức cuộc thi. Con xin phát nguyện sẽ là một Phật tử thuận thành tu hành theo đúng Chánh Pháp mà Đức Phật đã chỉ dạy. Con tự hào vì mình được làm đệ tử của Phật, con cũng xin phát nguyện đời đời kiếp kiếp được gặp ba ngôi Tam bảo để tu tập cho đến ngày giác ngộ giải thoát.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Khải Phong; địa chỉ: Số nhà 42 đường 8 Nam Cao, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.
Xem thêm