Thứ ba, 26/11/2024, 10:22 AM

Đạo Phật là gì?

Khi chúng ta tìm hiểu về đạo Phật tức là đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí chính mỗi người.

Thay vì đề cao một thực thể cao cả siêu nhiên nào đó, Phật giáo chủ trương tập trung vào những vấn đề thực tiễn của con người, cách hướng dẫn cuộc sống, cách điều hòa thân tâm và tạo một đời sống an bình hạnh phúc cho con người.

Nói cách khác, Phật giáo luôn nhấn mạnh những vấn đề mang tính thực nghiệm và khả thi trong hiện tại hơn là những quan điểm mang tính luận lý, xa rời thực tế. Thật ra, chúng ta cũng không nên xem Phật giáo như là một tôn giáo mang nặng màu sắc tín ngưỡng theo cách hiểu của phương Tây.

Giáo lý đạo Phật vừa sâu sắc vừa thực tế vượt hẳn những ngành khoa học, triết học hay tâm lý học thế tục.

Tâm con người luôn rong ruổi kiếm tìm hạnh phúc một cách bản năng, Đông cũng như Tây, chẳng khác nhau gì mấy. Tuy nhiên, nếu trong lúc đang kiếm tìm hạnh phúc mà mỗi người bị cuốn hút vào thế giới cảm giác một cách thụ động thì thật nguy hiểm, bạn sẽ không tự làm chủ được bản thân mình.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Sự phát triển đơn thuần của khoa học kỹ thuật không thể làm thỏa mãn dục vọng của con người hay giải quyết được mọi vấn đề của cuộc sống. Giáo lý đạo Phật giúp bạn nhận ra khả năng giải thoát mọi khổ đau vốn sẳn có nơi tự tâm của mỗi người. Bạn học hiểu đạo Phật là bạn học hiểu chính thân tâm mình để rồi tự giải quyết mọi vấn đề khúc mắc trong cuộc sống tình cảm và xã hội phức tạp hàng ngày của chính mình.

Dù là người có thiên hướng tôn giáo hay thiên hướng chủ nghĩa vật chất thì điều quan trọng là mỗi chúng ta phải nên tìm hiểu tâm lý của chính mình vận hành như thế nào. Căn nguyên của mọi khổ đau cũng phát xuất từ chính nội tâm mỗi người. Nếu không nhận thức được điều này thì khi một số điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thay đổi, chúng ta sẽ cảm thấy bối rối, thậm chí dẫn đến khổ đau.

Do bị dấn sâu vào thế giới của cảm giác, chúng ta sẽ không nhận ra nguyên nhân sâu xa của mọi khổ não chính là tính tham ái.

Dù ai đó có thể phản đối những gì tôi đang nói hay có người nói với tôi rằng, họ không tin những điều tôi nói thì sự thật vẫn là sự thật. Ở phương Tây, có rất nhiều người tuyên bố "tôi không phải là một tín đồ của bất kỳ giáo phái nào". Họ rất hãnh diện là họ không đặt niềm tin ở bất kỳ điều gì khác ngoài lý trí của bản thân mình. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề của niềm tin mà là vấn đề thực tế của cuộc sống.

Dù muốn hay không muốn thì đôi khi chúng ta cũng bị dẫn dắt bởi lòng tham dục của chính mình, không thể tự chủ bản thân. Chẳng hạn, ý định đầu tiên của con người khi chế tạo xe hơi và máy bay là để con người có được nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Thế nhưng, ngược lại con người trong xã hội hiện đại ngày càng bị cuốn hút vào cuộc sống tất bật, xô bồ, ít có thời gian ngơi nghỉ.

Vì tham vọng, con người bị dính vào thế giới hưởng thụ bị động của chính sự sáng tạo của họ. Con người càng ngày càng giới hạn không gian và thời gian để sống và tìm hiểu thế giới nội tâm của mình. Đây là một vấn đề lớn của xã hội hiện đại. Chúng ta ít khi tìm thấy sự thỏa mãn hay thanh thản trong cuộc sống hàng ngày. Sự thật thì niềm tin và sự an bình đến từ nội tâm mỗi người chứ không phải đến từ sự vật bên ngoài.

Tuy vậy, cũng có một số người thông minh và họ nhận thức được rằng vật chất không đảm bảo hoàn hảo một đời sống hạnh phúc thật sự, và họ đã đi tìm kiếm niềm vui tinh thần trong thế giới nghệ thuật hay ở hình thức tôn giáo.

Nguyên tác: Lama Yeshe (Hoàng Độ dịch, 1998)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mỗi ngày ăn cái gì?

Kiến thức 14:02 28/12/2024

Ăn được cũng chưa phải là thực ăn, vì có ăn hay không ăn đều là vấn đề sanh diệt. Nếu không ăn mà ăn, ăn mà không ăn, đó là từ hữu vi đạt đến vô vi, từ có tướng đạt đến vô tướng, từ sanh diệt đạt đến không sanh diệt.

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Xem thêm