Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/01/2023, 09:26 AM

Đạo Phật trong tôi là sự chánh niệm, sự biết ơn, sự quay về, sự bất bạo động!

Hôm nay tôi ngồi thiền, nơi thiền là một căn phòng khoảng 6 mét vuông là một phần trong căn nhà của mẹ tôi tại Thành phố Tân An tỉnh Long An, mặc dù tôi cũng đã ngồi thiền trước đó rồi nhưng hôm nay tôi hiểu rõ nhất câu nói vạn pháp trong một hơi thở.

Tôi bị nghẹt mũi, không thở được, nhưng thay vì thở bằng miệng, tôi vẫn cố gắng thở bằng mũi. Dần dần, tôi không đủ không khí, tôi tiếp tục nương nhờ bầu không khí được coi là của chung, không cần phải cảm kích. Kỳ thật, khi tôi hít vào, tôi mượn không khí để nuôi dưỡng thân tâm; khi thở ra tôi trả lại với bầu không khí của sự chết chóc, cứ mặc thiên nhiên tự làm công việc của nó, đã 24 năm, tôi không nhận ra điều đó. Với hơi thở quán niệm, tôi đang suy nghĩ, nếu như đây là một bầu không khí ở đường Điện Biên Phủ Thành phố Hồ Chí Minh lúc 11h trưa thì sao nhỉ, một bầu không khí nóng bức kèm với khói bụi từ xăng và các loại phương tiện thì liệu tôi còn vay mượn không, chắc là có.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Và với hơi thở quán niệm, nếu như nhà tôi đang ở một nơi, nơi đó không chỉ có không khí khói bụi từ xăng và các loại phương tiện giao thông kèm thêm với mùi bãi rác thành phố đang bốc lên thì liệu tôi còn vay mượn không, chắc là có. Nếu nhà tôi đang ở một nơi, nơi đó không chỉ có khói bụi từ xăng và phương tiện giao thông, thêm mùi bãi rác thành phố và những dòng kênh với mùi  nước thải từ nhà máy, liệu tôi còn vay mượn không, chắc là vẫn có. Không khí chưa bao giờ trách tôi: bạn thối quá, bạn hôi quá, bạn thơm quá, bạn không có mùi,... mặc tôi có làm  gì đi nữa, không khí vẫn im lặng chấp nhận. Quay về hơi thở quán niệm và đọc bài kệ của Sư Ông Nhất Hạnh, tôi vẫn thấy hạnh phúc đang chảy dọc trong hơi thở, trong từng mạch máu của tôi, bài kệ như sau: 

Thức dậy mỉm miệng cười, 

Hăm bốn giờ tinh khôi, 

Xin nguyện sống trọn vẹn, 

Mắt thương nhìn cuộc đời. 

(Trích Bài kệ thức dậy - Từng bước nở hoa sen) 

Có lẽ tất cả mọi thứ như đất, nước và lửa cũng như vậy, cũng chưa từng nghe một lời than  phiền nào, nhưng tôi thì lại có. Chắc hẳn không riêng tôi, chúng ta ai cũng sẽ cần nước để sinh hoạt, vệ sinh sau mỗi một ngày làm việc. Nhà tôi ở vùng quê nên vẫn còn nấu nước nóng để dùng, trước đó tôi chỉ nghĩ rằng hôm nay nước giếng có ấm không, có lạnh không hay là mình sẽ dùng nước nóng. Nhưng sau khi quán niệm về hơi thở trong buổi thiền trước, tôi không muốn dùng nước nóng nữa. Tôi múc từng gáo nước, dùng hai bàn tay chụm lại, tôi nâng đỡ nước lên và nghĩ: Con cảm ơn, vì ngày hôm nay con còn nước sạch để rửa mặt, con cảm ơn vì thời gian qua nước đã không chê trách khi con thải ra rất nhiều thứ hôi thối mà nước không một lời chê trách; sau đó tôi rửa mặt và tắm gội. Kỳ thật, mặc dù nước vẫn  lạnh nhưng tôi lại cảm thấy trong lòng rất ấm và cảm giác lạnh này lại man mác sự hạnh  phúc giản đơn tới không ngờ.

Phải chăng tôi đã hiểu thêm câu nói: Vạn pháp do tâm và cũng chính thời điểm đó, tôi đã ngăn cản sự tiếp xúc của lục căn và lục trần; từ cái thấy rằng nước lạnh lắm, tôi dùng sự biết ơn và chánh niệm để sống với cái thực tại rằng tôi  cũng chỉ đang vay mượn, mà rõ ràng đã là vay thì làm gì có ai lại chê bai. Sau khi về nhà, gia đình hỏi tôi có muốn đi tu không, tôi nói con muốn đi, tuy là một khoảng thời gian ba mẹ khó chấp nhận khi tôi vừa hoàn thành chương trình đại học lại muốn đi tu. Điều khá vui sau khi tôi học giáo lí là khi ba mẹ có la mắng không cho tôi đi học giáo lí, học để hiểu, học để sửa, học để biết, học để hành từ những câu khuyên nhẹ nhàng tới mức chửi thậm tệ thì trong con vẫn luôn nhớ đến hình tượng kham nhẫn và từ bi của các Ngài, cũng vì trong con thiếu phước và trí tuệ nên con vẫn chưa thể thấy được phương tiện để đưa ba mẹ và người  thân xung quanh con vào giáo pháp của Như Lai. Ba, mẹ và chị nói với con rằng: vô chùa  rồi thì khi đau bệnh không ai chăm lo cho con đâu, khi có sức khỏe thì người ta quý, khi  không còn sức khỏe thì người ta đuổi đi; vô đó rồi thì không có tiền bạc gì hết rồi sao mà  sống được,...

Bằng cả thân tâm, con biết con chưa thể nói rằng mía sâu có đốt, nhà dột có nơi; mọi thứ nếu đến với con thì đó cũng là duyên sinh mà con tạo ra từ trước và nếu con gặp thầy bạn như vậy thì con lại càng phải vun bồi thiện duyên và những điều mà các Ngài đi trước đã và đang làm. Xung quanh con, vẫn có những bậc chân tu, vẫn có những bạn lành hiền trí với con, con sẽ khéo suy xét và nhìn nhận với con mắt yêu thương mà Sư ông Nhất Hạnh đã nêu trong bài kệ: Mắt thương nhìn cuộc đời, với lối sống thiểu dục tri túc của một tu sĩ: coi mọi nơi đều là nhà, không gì là của ta. Con quyết định trở thành một tu sĩ Phật giáo vì con yêu thích và thương yêu tinh thần nhân văn và bình đẳng của Ngài và giáo lí của Ngài truyền lại cho hậu thế.

Xuyên suốt lịch sử, con chẳng thế thấy được một cuộc chiến tranh chính trị nào có tính chất tăng số lượng Phật tử, có chăng là Phật giáo bị đàn áp và các cuộc đấu tranh bất bạo động mà đỉnh cao khi không thể hơn nữa là dùng thân mạng để thắp lên ngọn đèn cảnh tỉnh đến chính quyền và hậu thế như sự kiện Sư ông Thích Quảng Đức tự thiêu. Con là một người mới biết đạo, nhưng con không khỏi run lên, tim quặng thắt và khóc nấc thành từng tiếng khi mà có một vị tu sĩ Phật giáo không còn cách nào khác để cảnh tỉnh chính quyền và tôn giáo khác, dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo, ngay cả những lúc bom rơi, lửa cháy cả Phật tử và Quý Tăng Ni đều trong sự trang nghiêm và bất bạo động, Ngài Thích Quảng Đức vẫn ngồi im bất động trong ngọn lửa hồng phừng phựt khói xăng, mùi khét từ tóc cháy, mùi tanh từ máu thịt của một con người, để rồi sau hai lần  hỏa táng toàn bộ nhục thân về với tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa và một trái tim vẫn còn lại cho hậu thế.

Ngay khi viết những dòng này để minh chứng cho sự bất bạo động, nước mắt con rơi rất nhiều và cảm động vì bậc kì lão trưởng thượng đi trước đã dịch kinh, viết sách, thậm chí không tiếc thân mạng để bảo về nền Phật giáo nước nhà được bảo toàn. Bằng thân mạng và trí tuệ chưa viên thành, con mong con sẽ trở thành một tu sĩ để có thể góp phần vào sự nghiệp từ bi, trí tuệ để không thẹn là người con Phật chân chính. Bằng cả thân tâm con kính chúc Quý Tăng Ni, Phật tử và Đạo hữu sức khỏe khang kiện, trí tuệ viên thành, đạt được nhiều thành tựu tâm linh, vững bước trên con đường mình đã chọn với trí tuệ bát  nhã. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! 

*Bài dự thi của tác giả Võ Ngọc Vinh; địa chỉ: 187 Ấp 4, Hướng Thọ Phú, Tân An, Long An.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm