Đáp đền ân nghĩa sinh thành
Có hai hạng người, này các Tỳ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Là cha và mẹ.
Đức Phật dạy về cách báo hiếu cha mẹ đúng pháp
"Nếu một bên vai cõng mẹ, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy hết trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cha và mẹ. Hơn nữa, nếu có an trí cho cha mẹ vào quốc độ với tối thượng và uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cha và mẹ. Vì cớ sao? Vì rằng cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho con cái, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này".
"Nhưng này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào thiện giới; đối với cha mẹ có lòng xan tham, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, người ấy khuyến khích, hướng dẫn, an trú cha mẹ vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cha và mẹ". (kinh Tăng Chi Bộ 2).
Đức Phật dạy các Thầy, có hai người không thể trả ơn, đó là cha và mẹ. Mỗi chúng ta có mặt trên thế gian này, nhờ cha mẹ tạo ra, chứ không phải thần linh hay thượng đế nào tạo ra cả. Trong kinh Tăng Chi Bộ 4, đức Phật dạy Phạm thiên: “Này các Tỳ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các bậc đạo sư thời xưa là đồng nghĩa với cha mẹ. Chư thiên thời xưa là đồng nghĩa với cha mẹ. Các bậc Thánh là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cớ sao? Vì cha mẹ giúp đỡ rất nhiều cho các con, nuôi dưỡng chúng lớn và dẫn dắt chúng vào cuộc đời này”.
Đức Phật ví cha mẹ ngang hàng với Phạm thiên. Ấn Độ thời điểm đó, đạo Bà-la-môn coi Phạm thiên là bậc tối cao, tối thượng của họ. Nếu những người con cúng dường vật thực hay những thứ khác cho cha và mẹ, mà đức Phật nói trong kinh, cũng không thể nào đền đáp được hết công ơn cha và mẹ.
Người Việt Nam ta rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, ca dao Việt Nam có rất nhiều bài diễn tả những tình cảm gia đình, tiêu biểu như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân của chúng ta. Cha mẹ đã sinh ta ra, đã chia sẻ một phần máu xương để ta có mặt trên cuộc đời này. Cha mẹ là người nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã chăm sóc ta những khi ta đau ốm. Cha mẹ cũng ra sức làm việc vất vả để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình, đâu phải chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta cả tình thương và sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho hết.
Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn có công dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm, kiến thức, những hiểu biết về cách ứng nhân xử thế trong giao tiếp, học tập… Có thể xem cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, dạy cho chúng ta đủ thứ. Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải thờ mẹ, kính cha khi cha mẹ không còn trên cuộc đời, mà chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn hiện hữu trên cõi đời này. Chăm sóc cha mẹ lúc về già là bổn phận và nghĩa vụ của người làm con. Khi cha mẹ đau ốm, chúng ta lo lắng từ miếng ăn, giấc ngủ, viên thuốc, ly nước. Thiết nghĩ, đây là nguồn an ủi cho cha mẹ đỡ đau đớn, đỡ buồn và hiu quạnh. Đó là nguồn sức mạnh, là liều thuốc tinh thần, giúp cha mẹ đủ nghị lực vượt qua căn bệnh.
Bổn phận của cha mẹ đối với con cái
Công ơn cha mẹ thật lớn lao. Chúng ta cần suy nghĩ lại những hành động và việc làm của mình đối với cha mẹ. Chúng ta đừng chần chừ thêm giây phút nào. Hãy sống thật tốt cho cha mẹ vui lòng. Hãy chăm sóc cha mẹ bằng tất cả tấm lòng khi cha mẹ còn sống với chúng ta.
Đức Phật dạy ta nên an trú cha mẹ vào lòng tin, tin Phật, Pháp và Tăng; khuyến khích, hướng dẫn, quy y Tam Bảo, thọ trì Tam quy và Ngũ giới; khuyến khích, hướng dẫn, bố thí, làm các việc lành, xa lìa các việc xấu ác; nghiên cứu kinh điển với những lời dạy của đức Phật để mở mang trí tuệ, áp dụng vào trong đời sống… Được vậy, ta có thể mang lại giá trị đích thực hiện tại, an lạc cho cha mẹ ngay trong đời này và đời sau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài
Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.
Cầu nguyện mà không cầu xin
Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.
Phước đức từ đâu ra?
Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Xem thêm