Thứ bảy, 22/03/2025, 17:38 PM

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo?

Sa-môn là một từ chung để chỉ những người tu ở Ấn Độ, gần giống như ông đạo ở xứ ta. Thời Phật, có nhiều hạng loại Sa-môn, nên đệ tử xuất gia của Ngài được gọi riêng là Sa-môn Thích tử.

Bấy giờ, có nhiều Sa-môn phát tâm cạo bỏ râu tóc, ôm bát khất thực, sống đời du hành. Nhìn sang Tăng đoàn của Đức Phật, họ thấy mình khá giống liền nghĩ rằng, kia là Tỳ-kheo thì ta đây cũng là Tỳ-kheo; cũng là Sa-môn Thích tử.

Đức Phật nhiều lần lên tiếng trước hiện tượng này. Ngài ví dụ như con cừu đi theo đàn bò liền nghĩ mình cũng là bò, thực chất thì hình dáng và tiếng kêu đều khác. Đức Phật xác định, không cứ ôm bình bát đi xin ăn thì gọi Tỳ-kheo. Họ còn thuận theo thế tục, chưa tiếp nhận giáo pháp xuất thế thì không thể gọi là Tỳ-kheo.

“Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn đắp y cầm bát vào thành Xá-vệ khất thực. Lúc ấy có một Bà-la-môn tuổi già sức yếu, chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà. Bà-la-môn này từ xa nhìn thấy Đức Thế Tôn liền tự nghĩ: ‘Sa-môn Cù-đàm chống gậy bưng bát, đi khất thực từng nhà. Ta cũng chống gậy ôm bát đi khất thực từng nhà. Ta cùng Cù-đàm đều là Tỳ-kheo’.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ để trả lời:

Được gọi là Tỳ-kheo

Chẳng chỉ vì khất thực

Kẻ trì pháp tại gia

Sao được gọi Tỳ-kheo?

Đã lìa dục tai hại

Tu tập các chánh hạnh

Tâm mình không sợ hãi

Đó gọi là Tỳ-kheo.

Phật nói kinh này xong, Bà-la-môn kia nghe những gì Đức Phật đã dạy, tùy hỷ hoan hỷ làm lễ cáo lui”.

(Kinh Tạp A-hàm, quyển 4, kinh số 97. Khất thực)

Lời Phật dạy về tinh thần đoàn kết

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo? 1
Ảnh minh họa. 

Lời bàn:

Pháp thoại đã chỉ ra rằng, nếu tự cạo đầu, quấn y, ôm bát khất thực, du hành lang thang, tuy có hình thức khác tục nhưng không phải sư hay thầy, chính xác là không phải Tỳ-kheo. Mỗi cá nhân đã không là Tỳ-kheo thì số đông họ nhóm họp lại cũng không thể gọi là Tăng đoàn (Sangha, bốn vị Tỳ-kheo trở lên tu học theo Chánh pháp, thanh tịnh và hòa hợp).

Tỳ-kheo là người xuất gia, tu học với một vị thầy hoặc Tăng đoàn, được Tăng đoàn truyền giới (250 hoặc 227 giới) đúng Pháp và Luật. Vị Tỳ-kheo dù độc cư hay sống chung đều phải thuộc một Tăng đoàn, ít nhất là cùng Tăng đoàn tham dự bố-tát, tụng giới hàng mỗi nửa tháng; nhận sự giáo huấn của vị trưởng thượng trong Tăng đoàn ấy. Vị Tỳ-kheo hàng ngày ôm bát khất thực, bên ngoài đầy đủ oai nghi chánh hạnh, bên trong chuyên tu tập giới định tuệ, nỗ lực đoạn trừ tham sân si.

Việc có người tự nhận là Tỳ-kheo, trong khi không được trao truyền giới luật cũng như thực hành giáo pháp xuất thế đã có từ thời Thế Tôn. Theo dòng lịch sử, vì nhiều lý do khác nhau, hạng Sa-môn này thời nào và xứ sở nào cũng có. Ngày nay, ở Việt Nam, hiện tượng này được truyền thông mạng tung hô rầm rộ cũng không phải là chuyện lạ.

Vẫn biết giáo pháp của Thế Tôn là tài sản của nhân loại, mọi người đều có quyền tập học và thực hành để mang đến điều tốt đẹp. Không nhất thiết là Phật tử, ai cũng có thể tu học theo nhưng tự nhận Tỳ-kheo, lạm xưng Tăng đoàn là không được và không nên. Đạo pháp có thể bị phá hoại, niềm tin của tín đồ có thể bị thối thất, người bên ngoài dễ ngộ nhận, nếu Phật tử chúng ta không có giải pháp phù hợp, kiên quyết với các trường hợp lạm xưng này. Hàng đệ tử Phật nói chung và những vị có trách nhiệm thuộc Giáo hội nói riêng cần phải mạnh mẽ minh định điều này để bảo vệ Chánh pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo?

Lời Phật dạy 17:38 22/03/2025

Sa-môn là một từ chung để chỉ những người tu ở Ấn Độ, gần giống như ông đạo ở xứ ta. Thời Phật, có nhiều hạng loại Sa-môn, nên đệ tử xuất gia của Ngài được gọi riêng là Sa-môn Thích tử.

Pháp sư là thiện thuyết

Lời Phật dạy 13:27 20/03/2025

Pháp sư đa phần chỉ là tạm gọi, pháp sư đích thực phải là bậc thiện thuyết, khéo nói; nói ra sự thật ngũ uẩn giai không để người nghe tin hiểu mà buông bỏ, xả ly, không còn chấp thủ tự ngã.

Tu ngay nơi nếm và ngửi

Lời Phật dạy 19:00 19/03/2025

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị.

“Thí mạng, thí sắc, thí an, thí sức, thí biện” theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 17:00 18/03/2025

Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai. Hạnh thí xả của người con Phật luôn bắt đầu từ nơi tâm, rồi từ đó thể hiện ra bằng sự buông bỏ trong các phương diện của đời sống hàng ngày.

Xem thêm