Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/10/2014, 14:40 PM

Đâu là cây sa la gắn với sự kiện đức Phật nhập Niết bàn?

Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.

Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na.

Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề, cây sa la cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.
Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet
Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo như ở tại Việt Nam thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.

Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ
Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.

Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.

Chúng tôi có sưu tầm hoa hàm rồng, đưa lên facebook cá nhân, hỏi ý kiến mọi người và cũng được nhiều ý kiến khác nhau, chúng tôi cũng thấy các trang báo khác cũng có viết về cây sa la, nhưng ảnh chụp lại là cây hàm rồng, cũng đều có sự nhầm lẫn do chưa tìm hiểu hoặc không biết.
 
 
Cây đầu lân dễ trồng, lại có hoa màu sắc hình dáng đẹp, hấp dẫn, được trồng phổ biến khắp nơi.
 Cây sa la
Hiện ở Việt Nam chưa phổ biến nhiều cây sa la, bởi cây sa la khó trồng, chỉ thích hợp với khí hậu khô lạnh. Một lý do nữa đó là mỗi năm hoa sa la chỉ trổ hoa một lần, hình dạng màu sắc không hấp dẫn, không đẹp mắt như hoa đầu lân.

An Hoàng

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm