Đau lưng có thể lạy Phật không?
Hỏi: Đau lưng có thể lạy Phật không? Lạy Phật có thể khiến hết đau lưng không, hay là làm cho đau lưng càng thêm nghiêm trọng?
Đáp:
Bạn làm thử thì rõ thôi mà. Hai loại trường hợp này đều có thể xảy ra. Nếu như bạn thành tâm thành ý lạy Phật thì bệnh đau lưng của bạn sẽ khỏi. Vì sao vậy? Bạn chỉ chuyên tâm vào Phật, quên mất đau lưng thì đau lưng sẽ khỏi, trường hợp thứ nhất sẽ xuất hiện. Trường hợp thứ hai là một mặt lạy Phật, một mặt nghĩ đến đau lưng thì càng lạy càng đau, trường hợp thứ hai sẽ xuất hiện. Thế nên, lời Phật nói có đạo lý, “cảnh tùy tâm chuyển”, “hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”. Chúng ta có bệnh hãy nhất tâm nghĩ đến Phật, đừng nghĩ đến bệnh thì bệnh sẽ khỏi.
Có người bị bệnh thì tìm bác sĩ, có phải bác sĩ trị khỏi bệnh cho bạn không? Không phải. Là ai chữa khỏi bệnh cho bạn vậy? Tín tâm của bạn đã chữa khỏi bệnh. Bạn tin tưởng bác sĩ đó, tin tưởng cách chữa trị của ông ấy, đối với ông ấy rất tin tưởng thì vừa uống thuốc quả nhiên liền hiệu nghiệm, là tín tâm trị khỏi bệnh. Bác sĩ đó giỏi đến đâu, học vấn, tài năng lớn đến đâu mà bạn không tin tưởng ông ấy thì ông ấy chẩn đoán, kê đơn cho bạn, bạn uống thuốc xong không thấy hiệu quả. Vì sao không hiệu quả? Không có lòng tin, hoài nghi đối với ông ấy. Trị bệnh là như vậy thì tất cả những việc khác cũng là như thế.
Cho nên nói: “Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh”, không có pháp cố định mà tùy theo ý niệm của chúng ta chuyển biến. Ý niệm của chúng ta thanh tịnh thì thân thanh tịnh. Tâm của chúng ta ô nhiễm thì thân của chúng ta trở nên ô nhiễm, cảnh nhất định tùy theo tâm mà chuyển, thân thể là cảnh giới kề cận nhất, chúng ta phải hiểu đạo lý này, sau đó mới có thể giữ được một đời này có thể không sanh bệnh. Trước giờ không có ý niệm sanh bệnh thì làm sao bệnh được?
Bạn có ý niệm sanh bệnh thì bệnh đau sẽ đến. Y học hiện nay cũng có cụm từ “sức khỏe tâm lý”, tâm lý khỏe mạnh còn quan trọng hơn sinh lý (thể chất), hãy từ đây mà gây dựng tín tâm. Nhất tâm lạy Phật, lễ Phật, niệm Phật thì sẽ quên hết tất cả bệnh đau.
Niệm Phật, lạy Phật vừa tiêu trừ được nghiệp chướng vừa có lợi cho sức khỏe
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm