Chủ nhật, 24/04/2022, 13:20 PM

Người giàu là người có phước?

Một người có nhiều nhiều tiền bạc, của cải vật chất không hẳn là người có phước. Bởi vật chất có thể tạo ra được bởi rất nhiều cách từ tư duy và kiến thức do bản ngã trau dồi.

Một người có nhiều nhiều tiền bạc, của cải vật chất không hẳn là người có phước. Bởi vật chất có thể tạo ra được bởi rất nhiều cách từ tư duy và kiến thức do bản ngã trau dồi. Đôi khi nó là sản phẩm của tham, sân, si mà có được.

Nhưng một người có Trí Tuệ, biết rõ cội nguồn và sự nguy hiểm của tham lam, sân hận, si mê, phiền não mà từ bỏ, thì người đó chắc chắn là có phước dù họ không có tài sản hay vật chất gì.

Một người Biết Tu Dưỡng, Có Tuệ Giác, không còn bị tham lam, sân hận, sân si chi phối và điều khiển, người ấy mới có khả năng chia phước đến những sinh linh thiếu phước và cũng là nơi cho chúng sanh gieo trồng hạt giống phước thiện.

Bởi lẽ, nơi đâu họ hiện hữu chỉ mang đến sự an lành, khai sáng tâm thức, chỉ đường cho người ra khỏi si mê lầm lạc...Họ không còn gieo rắc tham lam, đấu tranh, ân oán, si mê và khổ đau cho người. Như một ngọn đèn, gần bên tự nhiên được chiếu sáng, như một bông hoa gần bên tự nhiên được thơm hương.

Nên người có phước là người có Trí Tuệ thấy rõ Nhân Duyên Quả và tiến trình của nó để không còn lầm lạc, có khả năng tự tri, tự tại và ra ngoài những trói buộc của chấp thủ.

Nên người có phước là người có Trí Tuệ thấy rõ Nhân Duyên Quả và tiến trình của nó để không còn lầm lạc, có khả năng tự tri, tự tại và ra ngoài những trói buộc của chấp thủ.

Cho nên, bố thí và tạo phước là hai việc làm khác nhau.

Bố thí là học cách chia sẻ, cho đi để bớt tham, sân, si và tăng trưởng lòng vị tha (vì người ). Ai cũng có thể hành Bố Thí.

Tạo phước là tạo ra đời sống có Trí Tuệ, tỉnh giác, an lành, không bị trói buộc bởi tham ái và chấp thủ của bản ngã và pháp thế gian - Chỉ ai biết giáo pháp, thực hành pháp, sống với pháp mới có được điều này.

Nên người có phước là người có Trí Tuệ thấy rõ Nhân Duyên Quả và tiến trình của nó để không còn lầm lạc, có khả năng tự tri, tự tại và ra ngoài những trói buộc của chấp thủ, phiền não chứ không phải người có nhiều tiền bạc hay quyền lực thế gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm