Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/10/2022, 10:00 AM

Đầu thai thành trâu để trả nợ ân tình

Ông còn nói rằng nếu bệnh khỏi rồi, sang năm sẽ báo đáp mọi người. Còn nếu như chết đi, kiếp sau nhất định sẽ trả mối ân tình này. Ông cụ nhờ cha tôi viết một bức thư cho em trai của ông.

Nhờ cả một đời hành thiện, cứu giúp người khốn khó mà cha mẹ tôi, cùng cả gia đình tôi đã tích được đại đức, sống một cuộc sống bình an. Tháng 11/2014, tôi trở về quê nhà, nghe chị gái kể chuyện về con trâu trắng đầu thai, mà đích thân chị chứng kiến.

Những năm đầu thập niên 50, nhà tôi ngụ ở một vùng núi phía Bắc, cha mẹ tôi là những người thuần phác, thiện lương, sống bằng nghề làm rẫy.

Quanh năm suốt tháng chúng tôi chẳng kiếm được bao nhiêu tiền, cuộc sống của mỗi hộ dân thời bấy giờ đều rất túng quẫn, nói một cách tương đối thì gia đình tôi cũng có một cuộc sống khá hơn khối người.

Những năm đó, rất đông người ở thành thị đều đến nông thôn tìm đất trồng trọt, mong sao kiếm được bữa cơm no, bụng không bị đói là tốt lắm rồi. Lúc này, có một người đàn ông lớn tuổi họ Bạch đến làng, dựng một căn nhà đơn giản ở ngay hốc núi, mỗi ngày đều khai hoang, trồng trọt.

312393689_633554234930212_23841883870482895_n

Chuyện chấn động về đầu thai và luân hồi của bé Shanti Devi

Về sau, căn nhà xuống cấp đến mức đổ sập xuống, không thể ở tiếp được nữa. Ông ta liền đến ở nhờ nhà của con gái nuôi trong làng, nhưng chẳng được bao lâu, người con gái nuôi ấy cũng đuổi ông ra khỏi nhà. Ông cụ lúc này đã bảy mươi ba tuổi rồi, không làm việc được nữa, lại không có tiền.

Đến trưa, có mấy người qua đường không quen biết, đều bảo ông đến nhà ăn cơm, rồi sau đi đâu thì đi. Đến tối, lại có mấy người cũng không quen biết, bảo ông đến ngủ tạm tại nhà họ, hôm sau hãy đi tiếp.

Mọi người trong làng đều biết cha mẹ tôi tốt bụng, luôn đối xử tốt với mọi người, ông cụ ấy cũng vậy, nên ông tìm đến nhà tôi, cầu xin ba mẹ tôi cho ông ở nhờ cho qua hết mùa đông này, sang năm sẽ nghĩ cách khác.

Cha mẹ tôi thấy ông cụ có hoàn cảnh thực sự đáng thương, liền đồng ý với lời thỉnh cầu của ông.

Tuy ông cụ không phải họ hàng thân thích gì với nhà chúng tôi, nhưng chúng tôi sống chung với nhau cảm thấy rất vui vẻ. Một nhà bảy tám người đều một tay cha mẹ chăm lo. Nhưng những ngày tháng tươi đẹp không được bao lâu, ông cụ đổ bệnh, không còn đứng dậy được nữa.

Cha mẹ tôi tận sức chăm lo cho cuộc sống hằng ngày của ông, ông cụ vô cùng cảm động, nói rằng thật may mắn đã gặp được người tốt như ba mẹ tôi, ông còn nói rằng nếu bệnh khỏi rồi, sang năm sẽ báo đáp mọi người. Còn nếu như chết đi, kiếp sau nhất định sẽ trả mối ân tình này. Ông cụ nhờ cha tôi viết một bức thư cho em trai của ông. Cha tôi vẫn khuyên ông cụ, đừng suy nghĩ nhiều quá, bệnh sẽ sớm khỏi lại thôi, hết năm nay là sẽ tránh khỏi cái rủi của tuổi bảy mươi ba.

Từng ngày, từng ngày trôi qua như vậy, không ngờ vào một ngày mùa đông năm ấy, ông cụ không còn tỉnh lại nữa, ông đã không qua nổi mùa đông năm này.

Một thời gian sau ngày ông cụ mất, em trai của ông đã tìm đến để đón ông đi, nhưng không ngờ đã đến quá muộn. Ông ấy nói :

– Ông ấy đi sớm quá, cảm ơn gia đình các vị đã cưu mang người anh của tôi. Kiếp sau, ông ấy sẽ đầu thai thành một con trâu trắng để báo đáp đại ân đại đức của mọi người.

Cha mẹ tôi nghe vậy, không hiểu được tại sao người em trai của ông cụ lại biết như thế, xong cũng không để tâm. Những năm đó trong vùng chỉ có trâu đen, trâu nước thôi, chứ chẳng có ai nghe đến trâu trắng bao giờ.

Nhiều năm sau, quả thật đến một ngày kia, trong bầy trâu nhà tôi, một con trâu cái đã đẻ ra một con trâu trắng. Con trâu trắng vừa mới sinh ra, lông trên người còn chưa khô hẳn, đi vẫn còn chưa vững, vậy mà nó đã chập chững từng bước, đi lên đường núi, nhắm thẳng hướng con mương mà đi.

Thấy lạ, mọi người cũng đi theo nó xem sao, chứ không cản nó lại. Dọc đường đã đi qua bảy tám ngôi mộ, đều không dừng lại, cho đến khi đến trước ngôi mộ của ông Bạch. Khi ấy, nó không hề nhúc nhích mà đứng một hồi rất lâu.

Mãi sau, trâu mẹ cũng tìm đến được nơi đó, nhưng con trâu trắng con vẫn không chịu dời đi. Phải đợi đến khi thằng cháu tôi làm việc ở ngoài đồng về, đi đến chỗ ngôi mộ ôm con trâu con này, nó mới chịu theo về nhà.

Dần dần, con trâu trắng này cũng lớn lên thành một con trâu mẹ. Trong tất cả những con trâu trong bầy, nó là xuất sắc nhất, vừa lớn, vừa khỏe, lại đẻ được tốt. Mỗi năm đều đẻ được một chú trâu con, mà năm nào cũng có thể bán được giá rất cao, đám trâu lớn, trâu con này, người nào nhìn thấy cũng đều thích cả.

Cha mẹ cứ thế sống tiếp những ngày tháng yên bình, hạnh phúc bên con cháu. Kinh tế luôn ổn định nhờ bầy trâu, sức khỏe lại rất tốt. Cho đến khi hai cụ mất, khoảng năm năm trở lại đây, đều là hưởng thọ 91 tuổi, mọi người đều nói, cha mẹ tôi trong suốt cuộc đời, luôn tích đức hành thiện, nên mới có một cuộc sống luôn hạnh phúc, khỏe mạnh cho tới khi qua đời, và ra đi một cách bình yên, thanh thản như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm