Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/09/2014, 11:24 AM

Đây có phải hình ảnh ĐỨC PHẬT không?

Thỉnh thoảng tôi thấy hình này truyền bá trên Internet. Đây có phải hình Đức Phật không? Có người giải thích đây là do Ngài Phú Lâu Na vẽ khi Đức Phật còn tại thế (41 tuổi), được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc.

Tôi đã biết đến hình này khoảng 20 năm trước. Một đạo hữu ở Bắc Mỹ gửi cho tôi bản photocopy kèm lời giải thích. Về sau, tình cờ tôi thấy được hình nầy trong trang cuối của một cuốn sách Phật học cũ, xuất bản tại Việt Nam trước 1975 (tôi không nhớ tên cuốn sách này). Như thế, có thể nói tấm hình và lời giải thích về xuất xứ đã được truyền bá trong 30, 40 năm qua.

Tôi có vài nhận xét riêng - cá nhân, như sau:

1) Gương mặt giống như người Tàu, người Mông Cổ, không có vẻ là người Ấn Độ.

2) Râu tóc xồm xoàm, không giống như các tỳ-khưu Phật giáo phải cạo râu tóc.

3) Đeo bông tai, một loại trang sức, trái nghịch với giới luật tỳ-khưu.

4) Trong kinh điển, mặc dù có đề cập đến Ngài Phú Lâu Na, nhưng không thấy nói Ngài có tài hội họa, vẽ chân dung.
 
5) Ấn Độ vào thời đức Phật chưa chế ra giấy để viết hay vẽ (giấy là do người Tàu sáng chế).

6) Vào thời Đức Phật cho đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, người Ấn Độ không có truyền thống vẽ hay tạc tượng các vị đạo sư. Để tưởng nhớ hay để tôn kính Ngài, họ chỉ nắn, tạc hoặc khắc vào đá hình bánh xe Pháp hoặc hình cây và lá bồ đề. Đến khi đoàn quân Hy Lạp xâm lăng và định cư tại miền Tây Ấn, nghệ thuật tạc hình của Hy Lạp mới được truyền vào Ấn Độ, và từ đó, có hình tượng đức Phật.

7) Tôi tìm tòi trên mạng, về các cổ vật Phật giáo trưng bày tại các viện bảo tàng Anh quốc, chưa bao giờ tìm thấy hình vẽ này. Thật ra, tôi chưa bao giờ tìm thấy một hình vẽ nào của đức Phật – trên giấy hay trên vải – trong thời kỳ cổ xưa đó tại Ấn Độ.

8) Nếu quả thật đây là hình vẽ đức Phật, lại được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc, ắt hẵn đây phải là một di tích quan trọng mà nhiều học giả Phật giáo trên thế giới biết đến. Tuy nhiên cho đến nay, qua những sách báo tài liệu về lịch sử và văn hóa Phật giáo (bằng tiếng Anh) của các học giả Phật học và các chuyên san Phật học có uy tín, tôi chưa thấy ai đề cập đến tấm hình này.

Vì thế, cho đến khi nào tôi có được những bằng chứng, hay kiến giải, có tính thuyết phục, tôi vẫn cho rằng đây là một bức hình có xuất xứ nguồn gốc chưa rõ ràng, giải thích chưa có căn cứ. Chúng ta không nên tiếp tục truyền bá những thông tin chưa được kiểm chứng.

Bình Anson

Ghi chú:
Trang phatgiao.org.vn đăng ý kiến và quan điểm riêng của tác giả Bình Anson và mong nhận được các ý kiến xác thực khác của bạn đọc cung cấp để những người con Phật cùng kiểm chứng và tường minh về bức hình trên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm