Đẩy lùi bệnh mạn tính nhờ chế độ ăn thuần chay
Sau khi áp dụng chế độ ăn thuần chay kết hợp tập thể dục, Pragya Thakur nhận thấy bệnh chàm eczema biến mất, đồng thời bà giảm được 18 kg.
Năm 2016, Pragya Thakur, 55 tuổi, chuyên gia tài chính ở bang New Jersey, bị phát ban lạ ở mắt cá chân và cánh tay. Bà đã gặp một số bác sĩ da liễu và thử các liệu pháp chữa trị dựa trên nghiên cứu của chính mình. Sau quá trình điều trị thất bại, một người bạn đã giới thiệu bà đến gặp Ronald Weiss, bác sĩ chữa bệnh theo chế độ ăn thuần thực vật và là người điều hành phòng khám Ethos Primary Care.
Ấn tượng ban đầu của Thakur về bác sĩ Weiss là ông có lòng trắc ẩn và đối xử tận tụy đối với bệnh nhân. Các bác sĩ ở Mỹ thường bỏ ra không quá 15 phút để thăm khám, nhưng Weiss dành một giờ cho bệnh nhân.
Khi gặp người bệnh, ông sẽ thảo luận các khía cạnh về cách họ sống, ăn uống, vận động, mối quan hệ và giấc ngủ cũng như những yếu tố khiến họ căng thẳng. Các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mà ông thiết kế sẽ bao gồm các buổi đọc sách, xem video cũng như những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Vị bác sĩ này sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm để kiểm tra xem có bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe đối với bệnh nhân hay không, và xét nghiệm lại sau khi người bệnh đã thực hiện các thay đổi được khuyến nghị. Bên cạnh đó, các luyện viên lối sống sẽ hỗ trợ từng bệnh nhân, giúp họ đạt được mục tiêu sức khỏe.
Weiss đã kiểm tra tình trạng da của bà và hỏi liệu Thakur có phải là người ăn chay lacto-ovo (không ăn thịt, nhưng ăn trứng, sữa và cá) hay không. Bà cho biết bản thân thuộc trường phái ăn chay này. "Tôi đã từ bỏ ăn thịt gà và thịt đỏ vào đầu năm 2014 sau khi xem một số video về việc chăn nuôi gia súc theo kiểu công nghiệp trong chuồng trại tập trung", bà nói.
Weiss đã khuyên bà từ bỏ tất cả sản phẩm động vật khác trong chế độ ăn trong hai tuần. Sau khi làm theo lời khuyên, bà nhận thấy hiện tượng phát ban da, được chẩn đoán là viêm da dị ứng (còn gọi chàm eczema) biến mất.
Sau đó, Weiss tiến hành các xét nghiệm và phát hiện Thakur bị huyết áp cao đồng thời đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Ông tư vấn cho nữ bệnh nhân một chế độ ăn kiêng giải độc trong 30 ngày, trong đó, bà ăn 0,45 kg rau lá xanh mỗi ngày, một số loại quả mọng, hạt và một loại tinh bột. Kết quả là bà giảm được 18 kg.
"Tuần đầu tiên của chế độ ăn kiêng này thật kinh khủng, nó khiến tôi bị đau đầu. Nhưng tất cả điều tồi tệ này dần biến mất. Việc ăn uống không chỉ giúp tôi cảm thấy khỏe hơn vào 4 tuần sau đó, mà còn giúp giảm cân nặng của tôi từ 79 kg, xuống còn 61 kg", Thakur nói
Các xét nghiệm cho thấy chế độ ăn kiêng cũng giúp đảo ngược các vấn đề sức khỏe mãn tính phổ biến của bà như cholesterol cao, cao huyết áp và tiền tiểu đường. Đây là các căn bệnh mà bác sĩ khác có lẽ sẽ kê đơn thuốc cho bà.
Thakur cũng bị suy giáp, một tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone đáp ứng nhu cầu cơ thể. Bà phải dùng thuốc kiểm soát căn bệnh này từ năm 1995. Nhưng giờ đây, bà có thể giảm một nửa liều lượng thuốc.
Bước ngoặt đối với Thakur là cơ thể trở nên cân đối và săn chắc hơn. Người phụ nữ đã tuân thủ lối sống mới với chế độ ăn thuần thực vật, đi bộ 1,6 km mỗi ngày, chạy 5 km 2-3 lần một tuần, tập yoga, ngồi thiền trong 20 phút mỗi sáng, đi bộ đường dài thường xuyên và ngủ đủ 7-8 tiếng trong hầu hết tuần.
"Tôi không còn chịu những cơn đau và phát ban, và cũng không còn bị đau đầu kể từ năm 2018, đồng thời rất ít bị cảm lạnh. Cảm lạnh chỉ xảy ra khi tôi tiếp xúc trực tiếp với người ốm", bà khoe.
Chế độ ăn gồm các thực vật lành mạnh giúp Pragya Thakur thoát khỏi chứng phát ban do bệnh chàm (eczema), đồng thời đẩy lùi vấn đề sức khỏe mãn tính gồm cholesterol cao, cao huyết áp và tiền tiểu đường. Ảnh: SCMP
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chế độ ăn dựa trên thực vật lành mạnh gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, các loại đậu, dầu thực vật và trà/cà phê có tác động tích cực đến sức khỏe hơn các chế độ dựa trên thực vật "không lành mạnh" gồm ngũ cốc tinh chế, đồ uống có đường, nước ép trái cây, khoai tây, bánh kẹo hoặc các món tráng miệng.
Chế độ ăn dựa vào thực vật lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và và lượng khí thải nhà kính. Đồng thời, các thực vật này cũng sử dụng đất, nước và phân bón chứa nitơ ít hơn.
Thakur không đơn độc trong quá trình thay đổi lối sống của mình. Theo một cuộc khảo sát gần đây ở Mỹ, có gần 25% người được hỏi cho biết họ đã giảm ăn thịt. Động lực lớn nhất thúc đẩy họ hạn chế ăn thịt là mối quan tâm về sức khỏe, tiếp theo là môi trường.
Nguồn VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe
Thuần chay 13:30 21/11/2024Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.
7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe
Thuần chay 16:40 20/11/2024Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.
2 tin vui cùng lúc cho người thích ăn chay
Thuần chay 17:22 19/11/2024Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm thực vật là khuyến nghị dinh dưỡng lâu đời để có sức khỏe tốt hơn.
Không chỉ lợi ích về môi trường, ăn chay còn mang lại lợi ích cho sức khỏe
Thuần chay 08:32 16/11/2024Ăn chay là một lối sống thân thiện với môi trường và động vật, là sự lựa chọn thông minh của những người quan tâm đến sức khỏe của chính mình cũng như tôn trọng sự sống và sự đa dạng của loài vật trên hành tinh.
Xem thêm