Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/09/2018, 11:27 AM

ĐĐL Lạt Ma: Muốn chống tham nhũng cần tập trung cải tạo nội tâm

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại với một nhóm phật tử Đông Nam Á tại Tsugkhang, ngôi nhà chính gần trú xứ của ngài tại Dharamshala, Ấn Độ vào sáng ngày 07/09/2018, rằng ngài hoan nghênh chiến dịch chống tham nhũng do ngài Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình dẫn đầu, nói rằng lãnh đạo là “giải quyết tham nhũng với sự táo bạo”.

Ảnh: Tenzin Jigme/DIIR
Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng: “Cách tốt nhất để giải quyết tệ nạn tham nhũng là tập trung vào việc chuyển hóa cảm xúc của con người, đề cao tính minh bạch trong công việc, tính trung thực và kỷ luật tự giác đối với cá nhân. Việc giải quyết vấn đề tham nhũng từ bên ngoài rất khó khăn”.

Ngài chia sẻ rằng: “Trong lịch sử, Trung Quốc là một quốc gia Phật giáo và là tín đồ truyền thống của Đại học Phật giáo Nalanda. Đường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang (602-664), vị cao tăng Trung Quốc, là một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch Tam Tạng kinh từ Phạn ngữ sang tiếng Hán, người sáng lập Pháp tướng tông (một dạng của Duy Thức tông), Phật giáo Trung Quốc. Ngài đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 và mang ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp theo truyền Đại học Phật giáo Nalanda sang Trung Quốc. Trong tâm trí của người dân Trung Quốc, Phật giáo là một cái gì đó rất gần gũi với họ.

Ngài nói: “Theo một cuộc khảo sát của Đại học Bắc Kinh vài năm trước, số lượng người dân theo đạo Phật tại Trung Quốc là khoảng 300 triệu người và con số đang tăng nhanh”. (Con số thực của số lượng phật tử có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50%-80%).

Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị rằng, những tư tưởng Phật giáo cổ đại, nếu được hồi sinh dưới hình thức giá trị học thuật, có thể phục vụ toàn bộ nhân loại và mang lại hòa bình. Ngài chỉ ra rằng Trung Quốc và Ấn Độ có cơ hội lãnh đạo trong sáng kiến này:

Chúng ta phải làm sống lại sự kết hợp giữa kiến thức Ấn Độ cổ đại, mang lại sự bình an và trí tuệ bên trong với nền giáo dục hiện đại, mang đến cho chúng ta sự thoải mái và phát triển vật chất. Nếu chúng ta thành công ở Ấn Độ, Trung Quốc thì một tỷ người khác trên thế giới chắc chắn sẽ chú ý, như Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia Châu Á còn lại. 

“Hiện nay nhiều trường học và nhà giáo dục Ấn Độ đang chú ý về vấn đề này. Gần đây tôi đã có một cuộc họp với 150 Phó Hiệu trưởng và các tổ chức và học giả Ấn Độ hoàn toàn nhận ra tầm nhìn quan trọng của sự phục hưng truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chú ý rằng, sự phục hưng của tư tưởng và triết học Phật giáo không được hiểu là sự phục hưng của tôn giáo Phật giáo.

Vân Tuyền (Nguồn: Central Tibetan Administration)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm