Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 04/05/2014, 18:14 PM

Để hình tượng đức Phật sơ sinh đẹp hơn

Trong tâm khảm người viết, cứ thao thức mãi và mong ước làm sao sẽ đến lúc mình được chiêm ngưỡng hình tượng đức Phật sơ sin theo đúng nghĩa của nó qua tranh ảnh và tượng thờ.

Đây không phài là chuyện mới mẻ gì và cũng không phải là chuyện xưa nay ít ai chú ý đến. Hình tượng đức Phật sơ sinh hằng năm luôn hiện rõ trước mắt những người con Phật chúng ta hơn cả thuộc nằm lòng những chuyện cơ bản nhất. Một em bé Oanh Vũ ngày đầu đến chùa cho đến các cụ cao tuổi nếu có ai hỏi hình tượng đức Phật sơ sinh như thế nào chắc chắn sẽ  bị trách: Như thế mà cũng hỏi. 

Vâng! Hình tượng ấy đã đi vào tâm khảm chúng ta ngay từ thuở thiếu thời và sẽ mãi còn trong vô tận. Điều đó cũng có nghĩa rằng  hình tượng đức Phật sơ sinh rất quan trong  trong cái nhìn tổng quan về Phật giáo từ buổi  ban đầu khi tìm đến với  Phật giáo. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta  nên nhìn lại, chú tâm thêm  nữa trong việc nâng cao tính thẩm mỹ, cho dù là  dạng tương đối, để hình tượng đức Phật sơ sinh được tiến dần đến ngưỡng hoàn thiện hơn trong mắt  mọi người, ít nhất cũng gần gũi với con người, đặc biệt  tạo ấn tượng với chính các em thiếu nhi. 

Phật giáo Hàn Quốc đã đi tiên phong rất thành công trong  việc  biến tấu hình tượng đức Phật sơ sinh qua các  hình tượng búp bê cách điệu trong lễ hội lồng đèn Phật đản hằng năm.
 Ảnh Phật đản lồng đèn Hàn Quốc
Từ  trước đến nay, chúng ta có vẻ không mấy quan tâm đến hình tượng Phật sơ sinh, ai tạo ra hình dáng như thế nào cũng được, bất chấp ý nghĩa sinh học và thẩm mỹ vế hình tượng. Có những hình tượng đức Phật sơ sinh  mà trông như một  em bé mười tuổi, thậm chí một thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò nhổ cẳng, cao lêu  nghêu. Ở đây, trước tiên, có lẽ cũng nên thưa với nhau rằng, vấn đề trước tiên không phài đi tìm sự cầu toàn cứng nhắc nhưng cũng chớ quá dễ dãi chấp nhận  những chi tiết  không phù hợp trên các mẫu hình tượng Phật sơ sinh từ trước đến giờ.

Trong đó cũng không thể phủ nhận công lao và tâm huyết của các nghệ nhân, họa sĩ  liên tục cống hiến cho Phật giáo những mẫu tượng Phật sơ sinh đẹp và lạ mắt.

Tuy nhiên, công tâm mà nói, hầu hết các mẫu tượng ấy đều  không thoát ra khỏi  bộ tóc xoắn của đức Phật khi đã trưởng thành và thành bậc toàn giác.

Điều này đã  khiến các nhà thiết  kế bộ tóc cho vai đức Phật trong các công trình  nghệ thuật và biểu diễn (chỉ riêng ở trong nước) lầm tưởng rằng đó là “quy tắc” bất di bất dịch, nên mới có những bộ tóc được thiết kế sẵn như một cái mão, diễn viên chỉ việc đội vào là được. kết cuộc có những diễn viên có thân hình ốm, dài, đội trên đầu  cái mão tóc ấy trông hết sức nặng nề  và mất cân đối.

Thiết nghĩ, dẫu có dựa theo sự mô tả mang  nhiều ẩn dụ, như khi vừa Đản sinh đã đi bày bước và cất lên  tiếng nói “Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn”, thì liền ngay sau đó đức Phật lại phải ngã vào vòng tay tay ẵm bồng và trở lại trạng thái sinh học như bao nhiêu đức bé sơ sinh khác.

Vì vậy khi thực hiện hình tượng Phật sơ sinh  nên chú ý trước nhất  hình dáng sinh học của một em bé sơ sinh con người thường thấy.

Cụ thể ở hỉnh dáng bụ bẫm của một em bé chúng ta thường thầy là chưa có cần cổ, chưa có hai bờ vai, chỉ có chiếc đầu to tròn và tứ chi hoạt bát, đóng vai trò nổi bật nhất. Vì thế, nếu  là đức Phật sơ sinh thì sẽ là cánh tay mặt giơ lên chỉ trời chưa thể vượt qua khỏi chính bờ vai chưa có của mình, bàn tay chỉ đất cũng thế, còn lại là là hai chiếc chân no tròn với chiếc lưới châu (của chư Thiên) đắp vội. 

Chính  hình ảnh một đức Phật sơ sinh bước bảy bước đã làm khó nhiều nét vút khắc họa về hình tượng này. Với đôi tay và đôi chân còn  ngắn, khi thể hiện  động tác đứng vững đã khó nói chi đến  động thái bước đi. Vì thế đã có   những hình tượng đức Phật sơ sinh  mà trông già hơn trước tuổi khá nhiều. Các tác giả thể hiện qua đó  như bị “trói tay”  khó bề trả lại  hình dáng  sơ sinh vốn  rất tự nhiên  qua hình tượng đức Phật sơ sinh.

Với bộ tóc của đấng toàn giác thay vì  mái tóc thưa , ngắn của một bé sơ sinh và dáng đi, đã  rào cản  nhiều sáng tạo về hình tượng  lẽ ra phải được  tự hào nhất mỗi mùa Phật đản. Đặc biệt trong  phong trào in thiệp. Ít nhất trong  loạt tượng  Phật Đàn sanh trước đây đã có  xuất hiện mái tóc này, đã dấy lên niềm hy vọng  khả quan hơn. Rất tiếc  sau đó  có hàng loạt tượng  bằng chất liệu nhựa composite được thay vào như là tiêu chuẩn được phân bố đến các Ban Trị sự toàn quốc nhưng không được thẩm mỹ cho lắm. Hiện nay các nhà sản xuất lại có xu hướng  cho ra đời sản phẩm tượng đức Phật sơ sinh mang dấu ấn Đài-Trung  khá rõ nét mà  mái tóc và dáng đi vẫn chưa thoát ra được nét xưa cũ.
nh Phật đản với mái tóc trẻ sơ sinh
Gần đây, chúng ta thấy xuất hiện hình vẻ  đức Phật sơ sinh rất  mềm mại và  đáng yêu, nhưng rất tiếc  lại lấy nguyên xi  chiếc đầu của một  em bé Ấn Độ gắn vào (ảnh 3: ảnh Phật đản ghép khuôn mặt Ấn Độ) và nếu có vẽ lại vẫn còn bộ tóc của  thời Phật thành đạo, giác ngộ (ảnh 4: ảnh Phật đản trên lá cờ).
Ảnh 3
Ảnh 4
Tương tự, với công nghệ hiện tại, nhất là bằng chất liệu nhựa composite Phật giáo Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông … đã cung ứng cho Phật giáo xứ sở mình với hình tượng đức Phật sơ sinh theo phong cách búp bê, rất dễ thương và nhẹ nhàng, có đầy đủ những nét cơ bản sinh học như đoạn phân tích trên, từ làn da đến ánh mắt tròn xoe mang đầy nét gợi cảm cần thiết. Chỉ tiếc một chi tiết, vẫn là mái tóc  của đấng  giác ngộ. Nếu là mái tóc thưa, tự nhiên  như đã nói thì hình tượng Phật sơ sinh bằng búp bê như thế này sẽ càng thêm  tuyệt vời biết bao.

Tại lễ đài Phật đản Bến Bạch Đằng Sài Gòn, PL 2508-1964, một tượng Phật sơ sinh bằng chất liệu ciment cốt thép rất lớn, cao 8 mét, nặng 3 tấn do công binh Sài Gòn thiết kế và thực hiện, được tôn trí rất ấn tượng, đó cũng chính là  mẫu tượng Phật sơ sinh mà chúng ta đang bàn đến  với đẩy đủ những nét  hợp lý cần thiết nhất. Rất tiếc do hoàn cảnh  thời cuộc, Phật giáo sau đó không chủ động được để xin giữ lại pho tượng  rất đẹp này.
 Ảnh Phật đản năm 1964-2508 tại Sài Gòn.
Trong tâm khảm người viết, cứ thao thức mãi và mong ước làm sao sẽ đến lúc mình được chiêm ngưỡng hình tượng đức Phật sơ sin theo đúng nghĩa của nó qua tranh ảnh và tượng thờ. Hình tượng đó sẽ có những yếu tố như dễ thương, dễ gần gũi với trẻ thơ và nhất là  phải  gần đúng với những đường nét sinh học tự nhiên. 

Gần đây, nhiều đạo hữu  có cung cấp  cho người viết  mấy hình chụp  mẫu tượng Phật sơ sinh bằng gỗ  của một cơ sở sản xuất, hay ngôi chùa nào đó, nhìn gương mặt rất Việt Nam, mái tóc và dãi “lưới châu” che vội  thân Ngài…đã  khiến tôi thật sự xúc động, tuy chưa  gọi là hoàn hảo nhưng cũng cảm thấy như mình như được  có sự đồng hành  và an ủi rất nhiều cho niềm thao thức  đã lâu chưa thành hiện thực.

Phải chi các nhà sản xuất và Giáo hội cùng nhau thống nhất để có được mẫu tượng Phật sơ sinh  bằng búp bê hay  như tượng gỗ này thì  không còn gì  phải đáng ca ngợi hơn.

Dương Kinh Thành 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm