Đến đi, sanh diệt là sự vận hành hoàn hảo của Pháp
Khi ta còn tu ở vị trí của bản ngã, của nhị nguyên đối đãi và ta nói tôi sẽ tiêu diệt tham, sân, si. Nghe như thế ta có cảm giác như trong ta đang có sự đấu tranh giữa Chánh và tà, giữa thiện và ác. Tâm ta lúc đó như bãi chiến trường.
Còn khi ta sống ngay tánh giác thì sự đấu tranh không còn nữa vì khi tham đến ta nhận biết có tham. Sân đến ta nhận biết có sân nhưng mà ta không cần phải đấu với chúng, bất kì một cảm xúc hay một tâm hành nào đó đến mà ta không chấp với chúng, ta không đồng nhất với tâm hành đó thì tự nhiên nó đến thì nó sẽ đi. Nó tự sanh thì nó tự diệt.
Đến đi, sanh diệt là sự vận hành hoàn hảo của pháp. Chuyện của ta là ta sống ngay vị trí giác, ngay nơi con người chân thật của chính mình.
Thấy rõ mọi sự mọi vật đến đi, sinh diệt mà tâm vẫn thanh tịnh trong sáng
Nhận ra được điều này ta sẽ thấy từ giây phút này trở đi công phu của ta trở nên linh động và đơn giản hơn rất nhiều. Tu tập như vậy ta sẽ thấy rốt ráo, miên mật. Ta tu nhưng dường như không tu nhưng lại là thật tu. Tu mà không còn kẹt vào tướng tu nữa.
Thành ra trong nhà thiền cũng hay nói thế này „không sợ niệm khởi mà chỉ sợ giác chậm“. Giác chậm ở đây là ta không sống được với vị trí giác ngay nơi ta mà thôi chứ còn niệm nó khởi thì kệ nó.
Nó khởi thì cứ cho nó khởi chứ có gì đâu. Phải không? Tham sân si nó biểu hiện, ở vị trí này thì ta rõ biết tham sân si. Ta rõ biết có tham, có sân, có si nhưng ta không chạy theo, không đồng nhất thì năng lượng của tham, sân và si bắt đầu nhỏ dần.
Còn nếu mà ta chay theo tham, chạy theo sân, chạy theo si chạy theo niệm thì chúng sẽ mạnh dần lên.
Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn là mỗi lần ta chạy theo, đồng nhất ta với niệm, cảm xúc... Có nghĩa là ta đang cho chúng thức ăn, ta đang cho nó dưỡng chất để nó lớn mạnh. Còn khi ta sống ngay cái vị trí giác của ta, ta chỉ nhận biết nó khi chúng đến, khi chúng đi mà ta không theo thì lúc đó ta đang bỏ đói chúng.
Cái gì ta còn cho nó thức ăn thì nó sẽ lớn mạnh. Mà ta không cho nó ăn thì nó sẽ ốm yếu nó gầy gộc rồi một lúc nào đó ta tạm gọi là nó sẽ “chết” đi, nó sẽ không còn nữa.
Do đó khi ta nhận ra được tánh giác ngay nơi mình mà ở ngay vị trí giác mà ta tu thì sự tu tập của ta sẽ dễ dàng rất là nhiều, sẽ dàng vô cùng.
Không những vậy sự tu tập của ta còn thảnh thơi nữa, không có tranh đấu, không vất vả. Còn nếu mà không thì cái tham đến ta phải đấu với cái tham, mà trong bất cứ một trận chiến nào thì cả hai đều là người thua cuộc hết, không có ai thắng đâu.
Còn ngay ở vị trí giác là cả hai cùng thắng. Các niệm nó đến, nó đi, nó tự sanh thì ta để cho nó tự diệt. Chuyện của nó ta trả nó về chính nó. Chuyện của ta ngay vị trí giác ta sống. Điều này chính là thuận pháp, tuỳ duyên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm