Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/09/2022, 14:41 PM

Di chúc của một số đại sư Phật giáo trong thời hiện đại

Hỏa táng là một hình thức an táng có từ thời Đức Phật, chính Ngài và chư đệ tử của Ngài đều được hỏa thiêu sau khi viên tịch. Đây là một tấm gương sáng ngời cho những ai đi theo con đường giải thoát mà Ngài đã kinh qua.

Ở Việt Nam, Thời đại nhà Trần, phương thức hỏa táng đã trở thành một hiện tượng trong đời sống xã hội thời đó. Chư Tôn đức Phật giáo, khi viên tịch thì họ thường chọn cách hỏa táng. Như Đức vua Trần Nhân Tông, Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm thị tịch ngày 1 tháng 11 năm 1308 đã để lại di nguyện hỏa thiêu và bài kệ của ngài trước khi thị tịch:

“Hết thảy pháp không sinh,

Hết thảy pháp không diệt.

Nếu thấu suốt như vậy,

Chư Phật luôn hiện tiền,

Chốn nào đi đến nữa?”

(Nguyễn Lương Vỵ dịch)

Một Phật tử chân thuần chúng ta không nên chạy theo hình thức bên ngoài, tổ chức tang lễ của người thân mình một cách cầu kì và tốn kém. Ảnh minh họa.

Một Phật tử chân thuần chúng ta không nên chạy theo hình thức bên ngoài, tổ chức tang lễ của người thân mình một cách cầu kì và tốn kém. Ảnh minh họa.

Vào năm 1963, để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu. Việc tự thiêu của hòa thượng đã để lại xá lợi trái tim được gọi là “trái tim bất diệt”.

Đó là hai vị thiền sư nổi tiếng của Việt Nam đã thực hiện việc hỏa táng, dù họ hỏa táng ở hai trạng thái khác nhau. Nhưng rõ ràng, trong Phật giáo Việt Nam, cách hỏa táng đã được chọn lựa, ít nhất là từ thời Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Cho đến ngày nay bên trời Mỹ, (1) Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Tuyên Hóa đã chọn hỏa thiêu và để lại di thư như sau:

Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả. Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả.

Các vị mỗi người nên ráng cố gắng làm cho Phật Giáo được phát huy rạng rỡ. Nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành đều nên nghĩ là vì Phật Giáo. Đừng tranh, đừng tham, đừng cầu, đừng ích kỷ, đừng tự lợi, đừng vọng ngữ, được vậy tương lai nhất định sẽ thành Phật.

Trong cuộc đời này tôi nguyện không cùng người tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, vọng ngữ, nên khi đi, tôi luôn đi phía sau mọi người. Ý chí của tôi là không cùng với bất cứ một ai tranh danh đoạt lợi. Những gì mà người ta muốn thì tôi nhường cho. Những gì người khác không muốn thì tôi nhận lấy.

(2) Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm:

“Bản thân tôi không có tài sản, tác phẩm của tôi thuộc về giáo đoàn; di thể của tôi bỏ vào trong quan tài gỗ mỏng, sau khi hỏa thiêu, không lập bài vị, không lập bia, không xây mộ, cũng không xây tháp. Tro cốt của tôi sẽ được phân làm nhiều phần rải chôn ở những nơi khác nhau trong công viên Pháp Cổ Sơn Đài Bắc, để người đời sau không thể nhận ra được nơi nào là nơi đã chôn cất người thân của mình. Trong quá trình thực táng (rải tro cốt), cũng không có bất kỳ nghi thức tôn giáo nào. Người đến công viên tham dự không được dâng hoa, đốt tiền vàng bạc, thắp hương hay đốt đèn cầy, chỉ có tưởng niệm.”

(3) Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Trí Quang, viên tịch ngày 8/11/2019. Di huấn để lại: không bàn thờ, không bát nhang, không báo tang, không phúng điếu, không vòng hoa, và không đưa đám.

(4) Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ – Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Theo di huấn của Ngài ký ngày 5/4/2019 nhằm ngày 1/3 năm Kỷ Hợi, Phật lịch 2562. “Sau khi Ngài mất, Tang Lễ đơn sơ, không để quá 3 ngày. Sau khi hỏa thiêu thì đem tro cốt của Ngài rải xuống biển.”

(5) Cố Trưởng lão  Hòa thượng Thích Phước Sơn – tang lễ được tổ chức theo lời dặn dò của ngài: “ngắn ngày, đơn giản, nhẹ nhàng, không trống kèn, nghi lễ ngắn gọn, miễn phúng điếu và vòng hoa, không ghi sổ tang. Sau khi hỏa táng đưa tro cốt về thờ tại Quảng Hương Già Lam.”

(6) Cố Hòa thượng Thích Đức Niệm – trong bản di chúc đầu tiên, Ngài dạy sau khi thiêu, hãy đem tro cốt bón cho cây cối trong vườn Thiền của Phật học Viện, nhưng các đệ tử cảm thấy không đành, vừa không biểu lộ được sự tôn kính đối với bậc tôn sư, vừa thiếu sự thanh tịnh nên xin Ngài nghĩ lại. Sau đó, Ngài tùy thuận và di huấn đem rãi xuống biển. Trong những ngày cuối cùng, thể theo sự thỉnh cầu của môn đồ pháp quyến tại Việt Nam, trong đó có nhiều vị chưa bao giờ gặp Hòa Thượng, Ngài đã tùy thuận dùng một phần nhỏ để cho thỉnh chuyển về Việt Nam (số còn lại đem rải xuống biển).

Và còn có nhiều vị tôn đức khác đã lặng lẽ ra đi mà người viết không biết…

Với những vị tôn đức còn hiện tiền cũng đã để lại di chúc hỏa thiêu cùng với những lời căn dặn Phật tử, như:

(1) Đại Lão Hòa thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

“Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao? Thầy nhiều hơn cái nắm tro đó. Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. …. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu. “There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình. Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới. Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy.

(2) Thượng tọa Thích Chân Tính, (trụ trì chùa Hoằng Pháp, Việt Nam):

Sau này thầy mất không cần ai phải tụng kinh , cũng đừng cúng cơm, không nên bầy biện bất cứ thứ gì. Thầy không ăn đâu, đừng cúng làm chi cho cực. Thầy nghĩ rằng mình không làm ác thì không bị đọa vào ba đường ác nên không cần tụng kinh để cầu siêu…Trong sự tu tập, thầy tự mình tu nên tự biết đường đi, đâu cần phải có người nào ngồi đo cầu cho mình siêu, rồi phải cúng cơm cho mình ăn. Đức Phật dạy nếu không tạo những nghiệp ác thì mình sẽ tái sinh vào cảnh giới lành ngay lúc mạnh chung.

Tang lễ của Phật tử nên tổ chức đơn giản, gọn gàng, ít tốn kém tiền bạc và thì giờ, nếu giầu có không nên khoe của, tổ chức linh đình, hoặc nghèo, không có tiền mà cầu danh cố làm cho thiên hạ khen là đám ma lớn, con cháu có hiếu, rồi đi vay mượn nợ nần, và đặc biệt không nên theo tập tục mê tín dị đoan của thế gian, như đốt giấy tiền vàng bạc, coi ngày giờ tốt xấu, mở của mả, cúng cơm v.v…

Không cần cúng cơm, có cầu tất có cung nên thầy tu bây giờ trở thành thầy cúng điều này không tốt cho Phật Giáo. Đức Phật dạy theo kinh Nguyên Thuỷ chết đây sanh kia, việc tái sinh xảy ra tức khắc chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng ; còn theo Phật Giáo Đại thừa cho rằng có một số trường hợp có thể phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” không hình tướng, lưu lại trong thời gian từ một đến bảy tuần lễ.

Việc cúng cơm chỉ để tưởng nhớ chứ người chết không ăn được, cho nên không nên cúng, chỉ tụng kinh niệm Phật thôi, cũng không cần mời thầy đến cúng, kể cả lúc di quan, hãy bỏ đi, việc này không đúng chánh pháp.

Mỗi tối chỉ cần tụng kinh, niệm Phật trong vòng 49 ngày, không cần mời thầy cúng cơm

Lễ 49 ngày hay 100 ngày việc cúng cơm chỉ là tưởng niệm.

Trong phần kết luận thầy khuyên (Phật tử) nên thiêu mang tro đến chùa hay rải ngoài biển. Việc quan trọng là lo việc tu tập cho việc tái sinh trong kiếp tới tốt hơn, còn thân xác chỉ là cát bụi trở về với cát bụi. Phật tử nào phát nguyện đi theo con đường Bồ Tát thì có thể làm thủ tục để lại thân xác cho khoa học nghiên cứu hay hiến tặng bộ phận cho những chúng sinh đang chờ ghép.

Để kết luận, phương cách hỏa táng càng ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhất là ở vùng đô thị lớn có xu hướng phát triển nhanh trong những năm sắp tới, do sức ép đất đai dùng để chôn cất đang cạn kiệt và cũng do sự chuyển biến về nhận thức của người dân theo lối sống thời hiện đại. Đây là hình thức an táng tiết kiệm chi phí, tiết kiệm đất chôn cất, giản tiện hơn về thủ tục, không phải lo cải táng di dời, dễ thăm viếng, và thân thiện với môi trường.

Vấn đề tổ chức tang lễ

Về tổ chức lễ tang, dù là địa táng hay hỏa táng cũng có sự thay đổi từ hình thức đến nội dung tùy theo quan niệm sống, hoàn cảnh, địa dư và sự hiểu biết của người thân, có người muốn tổ chức lễ tang đơn giản nhưng cũng có người muốn lễ tang phải được tổ chức trọng thể, muốn có nhiều người tiễn đưa, có nhiều tràng hoa phúng điếu, quan tài đắt tiền dù chỉ để thiêu hay chôn để chứng tỏ phần nào danh vọng của gia đình, với cộng đồng và những người xung quanh.

Tuy nhiên, nếu là một Phật tử chân thuần chúng ta không nên chạy theo hình thức bên ngoài, tổ chức tang lễ của người thân mình một cách cầu kì và tốn kém; mà nên tổ chức đơn giản trang nghiêm, không thực hiện những tập tục mê tin di đoan của dân gian; chú trọng về nội dung hơn là hình thức bề ngoài, để làm sao trong gia đình được tịnh tâm, trong lời kinh, tiếng kệ, trong tiếng niệm Phật, ngõ hầu trợ giúp người thân của mình sớm được siêu thoát.

Tang lễ cũng không nên kéo dài nhiều ngày chỉ làm mệt tang quyến phải chờ chực khách đến viếng để tiếp lễ.

Cũng không nên dùng quan tài đắt tiền có liên quan đến việc chặt cây, phá rừng, góp phần làm cho môi trường bị tàn phá,gây thiên tai lũ lụt. Nếu có thể học theo cách hỏa thiêu của người Hoa Kỳ là lối hỏa thiêu không quan tài, thân xác được mặc chỉnh tề nằm trên một tấm gỗ mỏng hay trong thùng carton; vị thầy bổn sư tôn quý của người viết là cố hòa thượng Thích Duy Lực đã được thiêu như vậy. Thật ra điều này cũng không dễ dàng gì vì đã gây tranh cãi trong gia quyến và nội bộ giữa các học trò đệ tử.

Chú thích:

(*) Gần đây nhất, theo hãng thông tấn AP cho biết công nghệ khoa học hiện đại đã biến tro cốt người quá cố thành viên kim cương để mang theo trong người. Họ đã thực hiện được 1000 viên kim cương từ 500 hũ tro cốt của 500 gia đình người quá cố. Những viên kim cương nhân tạo này đã đưa ra một lựa chọn mới cho kỹ nghệ an táng. Giá làm kim cương tuỳ thuộc vào kích cỡ, khoảng 2.500 USD cho viên kim cương 0,25 cara và khoảng 14.000 USD cho viên kim cương 1 cara.

(**) Chi phí gửi tro cốt vào chùa ở Việt Nam tăng theo thời gian, thông thường bây giờ khoảng 15 triệu đồng nếu gửi vào một ngôi chùa lớn ở Sài Gòn (như Chùa Vĩnh Nghiêm), còn ở Mỹ cũng tùy chùa và vùng như một ngôi chùa lớn ở thành phố Santa Ana, bang California (như Chùa Bảo Quang) giá dao động từ 2 ngàn đến 5 ngàn dollars.

(***) Người viết đã di chúc cho con cháu là theo gương chư Tôn đức nêu trên: (1) Lặng lẽ ra đi, không đăng cáo phó, không lập bài vị, không lập bia, không phúng điếu, không vòng hoa, không đưa đám. (2) Các kinh sách trong thư phòng ở nhà hiện có đem đến cúng dường thư viện Chùa Phật Giáo Việt Nam, Los Angeles (HT. Thích Như Minh) hoặc thư viện Chùa Hương Sen, ở  Perris Riverside County (Ni sư Thích Nữ Giới Hương) tùy phương tiện chuyên chở thích hợp. (3) Sau khi hỏa thiêu tro sẽ được nhà quàn Omega Society đem rải xuống biển. (4) Website Thư Viện Hoa Sen là nỗ lực đóng góp chung của rất nhiều người nên là tài sản cộng đồng và thuộc về cộng đồng, sẽ do Cư sĩ Bảo Trung tiếp quản. Chi phí điều hành sẽ được chi trả bởi quảng cáo mà từ trước tới nay do anh chị em trong ban biên tập tự trả. (5) Các sách và các bài viết hay dịch đề tên Tâm Diệu hay Hoàng Liên Tâm hoặc Tịnh Thủy đều không giữ bản quyền sở hữu trí tuệ vì không có gì là trí tuệ cả ngoài một số ý tưởng diễn bày được lấy ra từ lời giảng dạy của Đức Phật và chư Tổ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bài kệ “Vô thường thị thường” của Thiền sư Minh Chính

Tư liệu 09:18 25/11/2024

Bài thơ là lời nhắn nhủ của Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đến mọi người rằng, cuộc đời con người dù vinh hoa phú quý, giàu có hay nghèo hèn... cũng chỉ như một giấc mộng dài hư ảo, không phải là cái chân thật lúc nào cũng có.

Bịnh “trời cho”

Tư liệu 18:05 24/11/2024

Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.

Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường

Tư liệu 09:11 24/11/2024

Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Xem thêm