Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/08/2021, 10:35 AM

Đi là Niết bàn, không phải đi để đạt được Niết bàn

Cốt lõi của đạo Phật khác với các tôn giáo khác ở chỗ, hầu hết các tôn giáo khác đều đưa ra mục đích rồi rèn luyện hay tu luyện để trở thành, để đạt được lý tưởng nào đó. Còn đạo Phật không tu luyện để đạt được cái gì cả.

Mục đích của đạo Phật là giác ngộ, thấy ra sự thật hiện tiền tức cái đang là. Tất cả sự thật đều bình đẳng, thậm chí nếu đặt giải thoát ra thành mục đích trước cũng sai bởi giác ngộ là chính, giải thoát chỉ là hiệu ứng của giác ngộ. Đặt ra bất kỳ lý tưởng nào cũng sai kể cả lý tưởng Niết bàn.

Thí dụ:

- Tâm sân thì thấy sân, tâm từ thì thấy tâm từ, tức là thấy sự thật. Thấy ra là quan trọng chứ không phải tâm sân hay tâm từ là quan trọng.

- Nghĩ rằng tâm từ là của ta, hay do rèn luyện mới có tâm từ, thì chưa thể giác ngộ.

- Một người tâm sân thấy rõ sinh diệt của sân, sân xuất hiện thế nào, diễn biến ra sao, khi nổi sân thì mặt mày thế nào, người đó sẽ giác ngộ.

Đắc kiến pháp Niết bàn

Mục đích của đạo Phật là giác ngộ, thấy ra sự thật hiện tiền tức cái đang là.

Mục đích của đạo Phật là giác ngộ, thấy ra sự thật hiện tiền tức cái đang là.

Đức Phật chỉ thấy Niết bàn chứ Ngài không sở hữu Niết bàn. Ngài không sở hữu bất cứ điều gì vì giáo lý của đạo Phật là vô ngã. Tất cả các pháp đều vận hành đúng nguyên lý của nó, chứ nó không thuộc về bất kỳ ai, kể cả những pháp đang hiện hữu ngay nơi chính mình như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tâm, tâm sở... Muốn đạt được cái gì đó mà không thấy rõ thực tại hiện tiền là vô minh. Nguyên lý giác ngộ, cốt lõi của đạo Phật là thấy ra tất cả pháp, thấy ra sự thật và không dính mắc, không mê mờ vào bất cứ pháp nào dù pháp đó là Niết bàn, như vậy mới là giải thoát.

Trong đạo Phật có rất nhiều người tinh tấn đến nỗi lên núi tuyết hay ở tu luyện trong động tuyết, họ thực hiện rất nhiều điều khó khăn khiến con người ngưỡng phục nhưng chưa chắc họ giác ngộ...

Trong Dịch Lý, trật tự vận hành của pháp gọi là thời vị trung chính: "Thời bĩ tắc bĩ. Thời hanh tắc hanh". Pháp vận hành từ chí dương rồi một âm sinh, cứ như vậy đến bĩ, đến âm rồi đến thái (dương) tương tự như xuân hạ thu đông. Thời vị trung chính là một người khi mùa xuân hãy trọn vẹn với mùa xuân, mùa hạ hãy trọn vẹn với mùa hạ, mùa thu hãy trọn vẹn với mùa thu, mùa đông hãy trọn vẹn với mùa đông. Người đó sẽ thấy ra tất cả các mùa, thấy ra rằng để có mùa xuân thì mùa hạ, thu, đông đã đóng góp cho mùa xuân rất nhiều.

Không ở đâu xa, Cực lạc và Niết bàn nằm ngay trong hiện tại

Trong đạo Phật có rất nhiều người tinh tấn đến nỗi lên núi tuyết hay ở tu luyện trong động tuyết, họ thực hiện rất nhiều điều khó khăn khiến con người ngưỡng phục nhưng chưa chắc họ giác ngộ...

Trong đạo Phật có rất nhiều người tinh tấn đến nỗi lên núi tuyết hay ở tu luyện trong động tuyết, họ thực hiện rất nhiều điều khó khăn khiến con người ngưỡng phục nhưng chưa chắc họ giác ngộ...

Nguyên lý của Dịch Lý là đơn giản nhất, đơn giản nữa, đơn giản hoàn toàn. Đơn giản hoàn toàn là buông tất cả, chỉ trọn vẹn với cái đang là, mới thấu suốt được thái cực, thấu suốt được trạng thái của đất trời.

Thí dụ trong vòng tròn, bên đây là bĩ, bên kia là thái. Nếu đang bị xấu (bĩ) mà trọn vẹn với cái xấu đó tức là đang tiếp xúc với thái cực, nhưng bĩ mà muốn trở thành thái thì không thể được. Dù không muốn trở thành thì nó vẫn trở thành theo sự vận hành của pháp chứ không phải theo ý chí của bản ngã.

Càng chọn lựa (tức là trở thành) thì càng đánh mất mình trong vô minh ái dục, nên sinh khởi ra hành, thức. Muốn trở thành nên có ái, thủ, hữu rồi sinh ra sinh lão tử sầu bi khổ ưu não.

Như đang đi mà trọn vẹn với đang đi, thì đó là Niết bàn, là hoàn hảo rồi, chứ không phải đi để đạt được Niết bàn...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm