Đắc kiến pháp Niết Bàn
Niết Bàn là bờ của an lạc, là giải thoát mọi khổ đau trong sinh tử, là đích của người tu.
Không ở đâu xa, Cực lạc và Niết bàn nằm ngay trong hiện tại
Kinh Phật đề cập đến cõi Niết Bàn, một nơi chốn cực đẹp, ở đó có bảy tầng lan can, bảy tầng lưới mành, bảy lớp hàng cây, tất cả đều bằng bốn vật châu báu, vây quanh trọn khắp (七 重 欄 楯。七 重 羅 網。七 重 行 樹,)。皆 是 四 寶 周 匝圍 繞, Kinh A Di Đà). Nhưng thực tập như thế nào để đạt được cõi Niết Bàn. Xin mời quý vị học lời dạy của Phật, từ Kinh văn ngắn được ghi lại trong Kinh văn Tạp A Hàm (Quyển thứ nhất, trang 409-410).
Dịch Nôm:
Như thị ngã văn. Nhất thời, Phật trụ Xá Vệ Quốc, Kỳ thụ Cấp Cô Độc viên. Nhĩ thời, hữu dị Tỳ kheo lai nghệ Phật sở, đầu diện lễ túc, khước trụ nhất diện, bạch Phật ngôn: Thế Tôn, như Thế Tôn sở thuyết, đắc kiến pháp Niết Bàn, vân hà Tỳ kheo đắc kiến pháp Niết Bàn?
Phật cáo Tỳ kheo: Thiện tại! Thiện tai! Nhữ kim dục tri kiến pháp Niết Bàn da?
Tỳ kheo bạch Phật ngôn: Duy nhiên, Thế Tôn!
Phật cáo Tỳ kheo: Đế thính, thiện tư, đương vi nhữ thuyết.
Phật cáo Tỳ kheo: Ư sắc sanh yếm, ly dục, diệt tận, bất khởi chư lậu, tâm chánh giải thoát, thị danh Tỳ kheo, kiến pháp Niết Bàn. Như thị thọ, tưởng, hành, thức sanh yếm, ly dục, diệt tận, bất khởi chư lậu, tâm chánh giải thoát, thị danh Tỳ kheo kiến pháp Niết Bàn.
Thời, bỉ Tỳ kheo văn Phật sở thuyêt, dũng dược hoan hỉ, tác lễ nhi khứ.
Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn
Dịch Việt:
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại nước Xá-vệ, trong vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ, có vị Tỳ kheo, đến chỗ Đức Phật, cúi đầu lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, thưa Phật: Thế Tôn, như Thế Tôn đã dạy thấy và chứng Niết Bàn. Vậy, thế nào là Tỳ kheo thấy và chứng Niết Bàn?”
Phật bảo Tỳ kheo: Thật khéo! Thật khéo! Nay thầy muốn biết như thế nào là thấy và chứng Niết Bàn?
Tỳ kheo bạch Phật: Dạ thưa, Thế Tôn.
Phật bảo Tỳ kheo: Hãy lắng nghe và suy nghĩ cho khéo, điều ta sẽ dạy thầy.
Phật bảo Tỳ kheo: Khi không còn mê muội với sắc, không đam mê sắc, không còn phát sinh những ham muốn, tâm chân chánh được giải thoát, thì đó gọi là Tỳ kheo thấy và chứng Niết Bàn. Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không còn mê muội, không đam mê, không còn phát sinh những ham muốn, tâm chân chánh được giải thoát, thì đó gọi là Tỳ kheo thấy và chứng Niết Bàn.”
Vị Tỳ kheo sau khi nghe những lời Phật dạy, phấn khởi vui mừng, lạy Phật mà lui.
Hoàng Phước Đại – Đồng An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm