Thứ sáu, 04/01/2019, 06:39 AM

Sách – Nālandā: Truyền thừa, truyền nhân, và giáo pháp

Tập sách "Nālandā: Truyền thừa, Truyền nhân, và Giáo pháp" là một công trình biên khảo mà tác giả đã dành ra hơn 8 năm thu thập tài liệu và bằng chứng khảo cổ để trình bày. Sách này được trợ duyên hiệu đính bởi Ôn Thích Tuệ Sỹ và vô cùng vinh dự được Thánh đức Đạt-lai-lạt-ma thứ 14 viết lời tựa.

Tập sách "Nālandā: Truyền thừa, Truyền nhân, và Giáo pháp" là một công trình biên khảo mà tác giả đã dành ra hơn 8 năm thu thập tài liệu và bằng chứng khảo cổ để trình bày. Sách này được trợ duyên hiệu đính bởi Ôn Thích Tuệ Sỹ và vô cùng vinh dự được Thánh đức Đạt-lai-lạt-ma thứ 14 viết lời tựa.

gioi-thieu-sach-n-land-truyen-thua-truyen-nhan-va-giao-phap

Sách dày 448 trang, Hương Tích và NXB Hồng Đức phát hành 12/2018.

Thỉnh sách tại 308/12 Nguyễn Thượng Hiền, Phú Nhuận, Tp.HCM (028 3550 0339 - 0902 800 433) hoặc đặt sách online: http://bit.ly/2PJdA95

Nội dung sách nói về truyến thừa và cũng là Học Viện Phật giáo cổ lớn nhất thế giới tại Ấn. Chính tại nơi đây, Phật giáo giáo Tây Tạng đã được sản sinh, cũng như đây đã từng là trung tâm Học Phật quốc tế, là mơ ước của bao nhiêu thế hệ Phật tử từ khắp nơi kể cả Trung, Nhật, Hàn, Nam Dương,.... mong mỏiđược tu học. Hầu hết Những bậc bồ-tát lớn của Phật giáo Đại thừa và các sơ tổ người Ấn của Mật tôngPhật giáo đều đã tu học ở đây bao gồm từ Tổ Long Thọ, Thánh Thiên, Pháp Xứng, Nguyệt Xứng, Thế Thân, Vô Trước, Tịch Thiên, Tịch Hộ, Liên Hoa Giới, Atiśa, Liên Hoa Sanh, Naropa, … cho đến cả các đại sư Trung Hoa như Huyền Trang (người đã thỉnh kinh từ “Tây Trúc” mang về Trung Quốc) và Nghĩa Tịnh ....

Sách giải quyết nhiều thắc mắc liên quan đến lịch sử Đại thừa và Mật tông cũng như là các vấn đề trong quá khứ về việc chuyển dịch giáo pháp của Đại Tạng Kinh từ tiếng Phạn gốc.

Bài liên quan

Nguồn dữ liệu chính dùng trong sách bao gồm các ký sự của các đại sư Trung Hoa đã học và thỉnh kinh tại đó, các chi tiết sử liệu kể lại của các sử gia lớn người Tây Tạng và quan trọng nhất là các chứng liệu khảo cổ trực tiếp tìm thấy tại di chỉ Nālandā, cùng với đó là một số hiếm hoi các sử liệu Ba-tư và Malaysia. Nội dung có nhiều ảnh minh họa chụp tại khi di chỉ khảo cổ Nālandā.

Tập sách được viết nhằm giúp độc giả có được hiểu biết một cách tương đối đầy đủ và chính xác về vai trò lịch sử của truyền thừa Nālandā, cũng như là  nhằm giúp các tu sinh Đại thừa và Mật tông. Để tiện việc tra cứu trên Internet, các thuật ngữ như các tên địa danh, con người và giáo pháp bằng Việt ngữ đều được ghi chú thêm ở dạng Phạn ngữ và/hay Tạng ngữ. Bên cạnh đó, là Danh mục của hơn 220 tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử Phật học cũng như là bản danh từ tra cứu (sách dẫn) được đưa vào cuối sách để tiện cho người nghiên cứu truy cập về sau.

Lời giới thiệu bằng Anh ngữ của Thánh đức Dalai Lama:

Lời dịch của Làng Đậu:

Tôi thật sự đánh giá cao tập sách Việt ngữ này về lịch sử đại học Nālandā kỳ vĩ của Ấn-độ.

Đại học Nālandā là học viện cơ sở chính nuôi dưỡng sự lớn mạnh của truyền thống Phật giáo Sanskrit. Nhiều đại học giả, mà các luận giải có tầm ảnh hưởng sâu rộng của họ đến hôm nay vẫn sống còn đến nay trong tiếng Sanskrit hay trong các dịch thuật Tây Tạng, đã học và dạy tại Nālandā. 17 vị học giảđược đề cập trong bài kệ xưng tụng do tôi soạn thảo: ‘Tam Tín Quang Chiếu: Lời Hướng Nguyện Lên 17 Đại Trí Giả của Nālandā Vinh Quang’ vốn là các giáo sư của Nālandā.

Bài liên quan

Một trong các đặc trưng nổi bật về đại học này là việc sử dụng luận lý học và bản thể học cũng như vai trò của nó trong việc bàn thảo và tranh luận. Những chứng liệu cho thấy rằng các học giả đã tranh luậnvề nhiều loại quan điểm triết học tại Nālandā, và rằng các tranh luận xảy ra giữa họ đã kiến tạo và kích thích cho việc hiểu biết sâu rộng hơn.

Một đặc trưng nổi bật khác về đại học Nālandā là tính quốc tế của nó. Danh tiếng của trường đã thu hút nhiều học giả háo hức từ phương xa. Chúng ta có các chứng liệu rõ ràng về những tăng sinh và học giảtừ Tây Tạng và Trung Hoa đến để học tập tại Nālandā; ảnh hưởng của nhà trường dường như đã lan rộng đến tận Indonesia và Trung Á.

 Những lúc gần đây, tôi đã tự nhận trách nhiệm khuyến khích, cổ vũ sự phục hồi các tri thức cổ Ấn-độ trong (một xã hội) Ấn-độ hiện tại. Tôi tin rằng sự kết hợp hiểu biết về sự vận hành của tâm và xúc cảm với nền giáo dục hiện đại có thể sẽ mang lại lợi ích to tát trong thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay. Tập sách về Nālandā này sẽ là một nguồn cảm hứng trong việc theo đuổi mục tiêu này.

(Thủ ký của Thánh đức Dalai Lama)

– Ngày 10 tháng 9 năm 2018.

Nội dung sách bao gồm:

1. Giới Thiệu chung

1.1 Lời Mở Đầu của Thánh Đức Dalai Lama

1.2 Lời Giới Thiệu từ học giả Lhakdor         

1.3 Mục đích và nội dung biên khảo 

2. Kệ Hướng Nguyện của Thánh Đức Dalai Lama Lên 17 Đại Trí giả  của Truyền Thừa Nālandā3. Khai Ngữ của Thánh Đức Dalai Lama Về Truyền Thừa Nālandā

4. Lược Sử, Nguồn Gốc Tên Gọi, và Mối Tương Quan của Nālandā với Đại thừa / Mật tông

4.1. Nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ Nālandā   

4.2. Lược sử hình thành, phát triển và suy tàn         

4.3 Nālandā và Mật tông.      

4.4 Nālandā và Đại thừa        

5. Các Sách Lược và Mối Quan Hệ Đối Ngoại         

5.1. Sách lược, tổ chức, và quan hệ với các hình thái dân sự hay chính trị bên ngoài khuôn viên nhà trường

5.2. Sách lược và ứng xử với các tôn giáo khác       

6. Tổ Chức Giáo Dục, Tu Học, và Sinh Hoạt Nội Bộ           

6.1 Cấu trúc quản trị hành chánh

6.2 Tổ chức học đường, phân khoa và thư viện        

6.3 Đời sống tăng sinh, giáo thọ, và nhân sự

6.4 Tác phẩm tiêu biểu do các đại sư Nālandā soạn thảo     

7. Đại Học Vikramaśilā (Siêu Giới) – “Bào đệ” của Nālandā                     

7.1 Lịch sử Vikramaśilā và quan hệ với Nālandā     

7.2 Danh mục các thủ văn có khả năng xuất xứ từ Vikramaśilā

7.3 Danh nhân của Vikramaśilā.

7.4 Kiến Trúc và di chỉ khảo cổ Vikramaśilā           

8. Ảnh Hưởng Nālandā đến Các Nơi Khác   

8.1 Ảnh hưởng Nālandā đến Tây Tạng         

8.2 Ảnh hưởng Nālandā đến Trung Hoa       

8.3 Ảnh Hưởng của Nālandā đến các vùng khác

9. Các Đại Trí giả Nālandā    

10. Địa Hình, Di Chỉ Khảo Cổ, Kiến Trúc, và Nghệ Thuật

11. Hậu Duệ của Nālandā: Chân Truyền và Mô Phỏng

11.1 Nội dung chân truyền từ Nālandā – Phật giáo Tây Tạng          

11.2 Ngoại tướng, mô phỏng theo Nālandā – Các đại học hiện mang tên Nālandā

12. Phụ Lục    

12.1 Chánh văn Tạng ngữ Kệ Hướng Nguyện của Thánh đức Dalai Lama lên 17 Đại Trí giả của truyền thừa Nālandā       

12.2 Ví dụ điển hình về một tranh biện của Nālandā           

12.3 Ngoại đạo Kumārila Bhaṭṭa

12.4 Nội dung thạch văn của vua Yaśōvarmadēva

12.5 Trích nội dung thạch văn tìm thấy trong bảo tháp Bhadracarīpra-ṇidhāna (TK.10) tại Nālandā

12.6 Kinh văn giải thích nguồn gốc Thời Luân (Kālacakra)

12.7 Danh mục các đời vua triều đại Pāla

13. Tài Liệu Tham Khảo       

13.1 Dạng sách in, sách điện tử        

13.2 Tài liệu Online Internet 

13.3 Tài liệu truyền hình và truyền âm         

14. Sách Dẫn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Vượt thoát sinh tử

Sách Phật giáo 15:12 07/01/2025

Ta thường nghĩ rằng sinh là sự hình thành và tử là sự tiêu hoại, sinh là từ không mà có, tử là từ có mà trở về không. Quán sát sự vật cho sâu sắc, ta thấy những ý niệm ấy về sự sinh tử chứa chất rất nhiều sai lầm. Không có hiện tượng nào mà từ Không mà trở về Có, không có hiện tượng nào từ Có mà trở về Không.

Ra mắt sách: Duy Thức Tam Thập Tụng Thực Giải (Tâm lý học Phật giáo)

Sách Phật giáo 14:42 05/01/2025

Con người chúng ta, ai biết học hỏi, chiêm nghiệm, thông hiểu Duy thức (Tâm lý học Phật giáo), nhận diện và kiểm soát các loại cảm xúc dù chưa chuyển bát thức thành tứ trí, chưa đoạn trừ tận gốc hai chướng phát sinh khổ đau, nhưng đã có được hướng đi vững chãi, tự tại thong dong, sống tích cực, có ý nghĩa trong cuộc đời.

“Hành trình giác ngộ - bài học từ Đức Phật”

Sách Phật giáo 16:31 04/01/2025

Đây là tác phẩm của Đại đức giảng sư Thích Khải Thành, trụ trì chùa Pháp Bảo (Biên Hòa, Đồng Nai), do Nxb Đồng Nai ấn hành.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký (2)

Sách Phật giáo 10:05 04/01/2025

Tiếp tục các phần trước, ở phần này chúng ta cùng đề cập tới tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký ở hồi 3: “Bốn bể nghìn non đều sợ nép/Chín u, mười loại xóa tên rồi”.

Xem thêm