Đi viếng đám tang có nên khóc lóc và cần lưu ý những gì?
Trong kinh sách nhà Phật dạy rằng, khóc lóc là chuyện thường tình của thế gian, nhưng lại là không tốt cho thần thức. Nếu con cháu không hiểu đạo cứ khóc lóc ai bi sẽ khiến người chết gặp chướng ngại, bịn rịn quyến luyến với cõi tục và có thể đọa vào cảnh ba đường ác.
Điều quan trọng nhất cần lưu ý là chúng ta cần phải có lòng bi mẫn hướng đến người quá cố, cầu nguyện cho họ được giải thoát, đồng thời cũng phát triển Bồ đề tâm của bạn. Để lợi ích, bạn nên quán tưởng người quá cố tan thành ánh sáng tan vào luân xa tim của Đức Phật A Di Đà và được chuyển di về cõi Tịnh độ. Bạn hãy trì thầm chân ngôn và các lời chúc nguyện vãng sinh cho hương linh.
Đối với những người sức khỏe không tốt, khi đi viếng nên mang theo một chút long não hoặc thần xa, chu xa trong người để có thể đẩy những năng lượng tiêu cực. Những người bệnh nặng hoặc mang thai nên tránh những nơi có đám tang.
Phật tử tu tập không nên mang theo các đồ pháp khí hành trì như linh chử, tràng bí mật đến những nơi này.
Người mất lâu cầu siêu có được giải thoát hay không?
Trong đám tang, đốt vàng mã thì người mất có nhận được không? Thế gian có tục lệ đốt thật nhiều vàng mã, sắm trâu ngựa, xe hơi nhà lầu gửi cho người mất ở cõi âm. Việc làm này liệu có ích lợi gì chăng, khi hương linh chỉ tồn tại bằng tâm thức và phi hình tướng. Đến quần áo thật họ còn chẳng cần, huống chi quần áo giấy. Voi ngựa họ cũng chẳng cần, bởi tâm thức có thể di chuyển trong tích tắc để đến bất cứ nơi đâu.
Ngay như chúng ta lúc này, thân đang ngồi đây, chỉ cần thoáng nghĩ đến nơi đâu thì tâm đã ở ngay nơi đó. Vậy thì khi không còn bị trói buộc bởi xác thân, liệu họ có cần tới xe hơi, nhà lầu bằng giấy đốt? Như vậy việc đốt vàng mã cúng ông bà tổ tiên thật sự vô nghĩa, giả tạo và lãng phí, Đức Phật chưa bao giờ khuyến khích.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm