Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/10/2016, 07:17 AM

Diệu Tâm cổ tự - Tổ đình Thiền phái Lâm Tế Nhật Bản

Ngôi Diệu Tâm thiền tự, danh xưng chính thức là Chính pháp san Diệu Tâm thiền tự hay còn gọi là Lâm tế tông Diệu Tâm tự đại bản san Diệu tâm tự, ngôi đại Già lam ở Kyoto, Nhật Bản, và là Tổ đình của Thiền phái Lâm Tế Nhật Bản. Cho đến nay, môn phái Diệu Tâm thiền tự ảnh hưởng lớn nhất của Thiền Lâm Tế Nhật Bản.

Cổng Tam quan chính pháp sơn Diệu Tâm thiền tự
Chính pháp san Diệu Tâm thiền tự vốn là cung điện của Hoàng đế Hanazono-tennō (1297- 1348).

Niên hiệu Bunpō (Văn Bảo) năm thứ hai (1318), duyên bồ đề chớm nụ, vườn Bát nhã ngát hương, tỏ ngộ lý vô thường, trần gian ảo mộng phù du, Hoàng đế Hanazono-tennō đã từ bỏ vương quyền, cung vàng điện ngọc cao sang, cạo tóc xuất gia, ly trần thoát tục vào năm 1335 niên hiệu Kenmu (Kiến Vũ năm thứ hai) và sau đó được ngài quốc sư Đại Đăng (282-1338) ấn chứng sở ngộ của ông. 
 
Niên hiệu Engen (Diên Nguyên) năm thứ hai (1337), ông phát tâm cúng dường cung điện của mình để cải tạo thành ngôi Già lam Phật địa.

Niên hiệu Kōkoku (Hưng Quốc) năm thứ ba (1342), Thiền sư Kanzan Egen (Quan Sơn Huệ Huyền, 1277-1360), thế hệ thứ ba của dòng truyền thừa Ứng Đăng, được cung thỉnh về trụ trì ngôi Già lam Diệu Tâm thiền tự và kiến tạo thành Tổ đình của Thiền phái Lâm Tế Nhật Bản. 
 
Tại đây Thiền sư Kanzan Egen rất nghiêm khắc trong sự dìu dắt đại chúng công phu tu tập thiền công án thoại đầu theo Thiền phái Lâm Tế. Danh tiếng tu hành của tăng chúng Diệu Tâm thiền tự lan tỏa khắp muôn nơi, Quốc sư Musō Sōseki (Mộng Sơn Sơ Thạch, 1275-1351) quang lâm giáo chúng và khi trở về, Ngài bảo với đồ chúng của mình rằng “tương lai Diệu Tâm thiền tự trở thành Tổ đình Thiền phái Lâm Tế Nhật Bản”.
 
Tổ đình Thiền phái Lâm Tế Nhật Bản liên tục phát triển. Đến pháp tôn đời thứ sáu là Thiền sư Sekkō Sōshin (Tuyết Giang Tông Thâm, 1408-1486) lại chia thành 4 chi phái, và trở thành chủ lực lớn của Thiền tông Nhật Bản. Theo thống kê hiện khoảng 13 chi nhánh với tổng 6.000 cơ sở tự viện trên khắp lãnh thổ Nhật Bản và ở ngoại quốc.
 
Niên hiệu Jōwa (Trinh Hòa) năm thứ tư (1348), Hoàng đế Hanazono-tennō viên tịch, trụ thế 52 xuân. Và để lại cho hậu thế tác phẩm “Hoa Viên Thiên Hoàng Thần Ký” hiện tại tàng bản 35 quyển.
 
Niên hiệu Kanbun (Khoan Văn) năm thứ tám (1467), do nội chiến loạn lạc, khiến các tòa nhà, các công trình kiến trúc Diệu Tâm thiền tự đều bị phá hủy. Sau đó vị Tổ thứ 6 Thiền phái Lâm Tế Nhật Bản, Thiền sư Sekkō Sōshin đã tái tạo trùng tu lại. Các tòa nhà còn tồn tại đến nay, chủ yếu được khôi phục khoảng 150 năm sau đó (cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17).

Niên hiệu Meiji (Minh Trị) năm thứ 5 (1872), Trường Đại học Hanazono (Đại học Hoa Viên) và Trường Trung học Hanazono (Trung học Hoa Viên) được thành lập trong khuôn viên ngôi Diệu Tâm thiền tự.
Sơ đồ tổng thể Tổ đình Thiền phái Lâm Tế Nhật Bản, Chính Pháp sơn Diệu Tâm thiền tự
Ngôi Tổ đình của thiền phái Lâm Tế Nhật Bản Diệu Tâm thiền tự, với quần thể kiến trúc độc đáo và đậm nét kiến trúc mỹ thuật dân tộc Nhật Bản, trong đó một số công trình, tác phẩm được xếp hạng quốc bảo, đặc biệt là quả chuông cổ nhất thế giới bởi âm thinh tuyệt diệu và bức bích họa hình rồng trên trần điện thờ.

Vân Tuyền (Nguồn: Đại Bản san Diệu Tâm tự)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm