Điều thiết yếu nhất người Phật tử nên làm
Đức Phật dạy có bốn điều quý báu mà con người trên thế gian này luôn mong muốn và tìm kiếm.
Đó là:
• Sức khỏe, không bệnh tật
• Hạnh tri túc, biết đủ
• Người mà ta cảm thấy gần gũi, thương yêu
• Hạnh phúc Niết Bàn.
Muốn có được bốn “lộc” hay bốn quả này trong tay, ta phải hết lòng tu tập bằng cách bố thí, trì giới, và hành thiền. Trong bốn lộc này thì hạnh phúc Niết Bàn là hiếm quý nhất – cao thượng nhất. Ta phải nỗ lực tu tập để thấy Niết Bàn là có thật, để không uổng phí cả một đời người.
Đức Phật cũng dạy rằng có bốn điều không bao giờ hiện hữu trên đời này:
• Không bao giờ có dấu chân trong hư không: con chim bay không bao giờ để lại vết chân, bậc đã giải thoát hoàn toàn không lƣu lại dấu vết.
• Không bao giờ có bậc Sa Môn, không bao giờ có người giác ngộ, giải thoát ngoài Giáo Pháp của Đức Phật.
• Các pháp hữu vi không bao giờ trường tồn mãi trong thế gian.
• Niết Bàn không có thay đổi và sợ hãi. Muốn thực sự nghiệm được bốn điều này, ta lại cũng phải nỗ lực thực hành Giáo Pháp.
Đức Phật dạy nếu người Phật tử muốn tỏ lòng tôn kính Ngài thì nên cúng dường Ngài bằng sự thực hành Giáo Pháp vì đó là món quà giá trị và cao quý nhất.
Thật vậy, nếu ta hành đạo đạt đến giải thoát đau khổ, ta mới thực sự an vui. Rồi đem cái an vui ấy lên dâng cúng Ngài. Lúc ấy ta mới thật là con trai, con gái của Ngài. Con thì phải giống cha: không tham, sân, si. Như vậy, cũng không cần phải bỏ nhà cửa, vợ con đến chùa bái lạy Ngài mới gọi là cúng dường.
Chỉ cần thực hành để thấy cho được nhân, quả của khổ, của vui. Đó là cách tỏ lòng tri ân Đức Bổn Sư một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Cúng dường Phật lúc thân còn trẻ trung khỏe mạnh, tâm còn sáng suốt thì phước nhiều hơn.
Ví như đối với bác sĩ, thân chủ còn trẻ, khỏe, dễ chữa trị hơn người già yếu. Ta đừng đợi đến khi hết cách chữa mới đi kiếm thầy, chạy thuốc thì dù thầy giỏi, thuốc tiên cũng không trị được bệnh. Vậy ta cũng không nên đợi đến lúc già, bệnh mới nhớ cúng dƣờng Phật để cầu Ngài cứu độ mà phải biết cách đoạn diệt cái khổ ngay từ bây giờ trong từng giây phút.
Loại trừ được cái chết trong từng giây phút chính là cúng dường Tam Bảo từng giây phút.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những dấu hiệu để nhận biết bậc Thánh tăng
Lời Phật dạy 11:50 02/12/2024Luật tạng Phật giáo quy định, người tu bình thường hoặc có chút thần thông rồi tự huyễn đã chứng Thánh, tuyên bố mình đã đắc đạo thì mắc tội đại vọng ngữ. Hoặc người ấy dù không tuyên bố nhưng được thế gian tung hô là Phật, là A-la-hán nếu không cải chính, lại thầm tự mãn cũng mắc trọng tội.
Đức Phật dạy về siêu độ ngạ quỷ trong Kinh tạng Pali
Lời Phật dạy 10:20 28/11/2024Do nghiệp lực trói buộc, lúc từ trần, bà tái sanh làm nữ ngạ quỷ chịu nỗi khốn cùng phù hợp với ác hạnh của bà. Khi nhớ lại đám quyến thuộc trong tiền kiếp, bà ước mong đến gần Tôn giả Sàriputta, và bà liền đến nơi ngài cư trú.
Thờ Phật như thế nào để được lợi lạc, sống thế nào để được hạnh phúc?
Lời Phật dạy 09:44 28/11/2024Đức Thế Tôn dạy tôn giả A Nan rằng: Có người thờ Phật để mong cầu giàu có. Có người thờ Phật để mong cầu tai qua nạn khỏi. Có người thờ Phật để khi Ông Bà Cha Mẹ và người thân qua đời được Phật rước. Tôn giả A Nan quỳ gối chắp tay đảnh lễ đức Thế Tôn thưa thỉnh:
Tu tập
Lời Phật dạy 08:15 26/11/2024Kinh Tứ thập nhị chương ghi lại, có một vị Tỳ-kheo hỏi Phật thế này: Kính bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào người xuất gia như chúng con có thể đến được chí đạo?Phật dạy: Bao giờ các ông quyết tâm dứt tất cả những tham cầu, ngược xuôi, lăng xăng, trong lòng thực sự yên ổn, lặng lẽ thì đến được chí đạo.
Xem thêm