Vấn đề tu tập tâm của người Phật tử
Tâm không được tu tập, nên một người đại diện Phật giáo chỉ khác chút với người thế tục ở hình thức, nội tâm vẫn nguyên vẹn tham dục, sân hận và khổ đau, thậm chí còn hoang tưởng và tự phụ vì được tín đồ tôn kính (có thể chỉ là hình thức) là Thầy.
Phật giáo ra đời dựa trên sự giác ngộ, giải thoát của Đức Phật. Phật giáo truyền đi khắp năm châu, trong đó có Việt Nam, dựa trên hạnh nguyện độ sanh của chư Tổ, tiền bối giác ngộ và dấn thân. Có một sự thật là hạnh nguyện hay sự dấn thân luôn được nuôi dưỡng bởisự giác ngộ, và giác ngộ là thành quả của nhiệt tâm, tinh cần với pháp hành (tu tập tâm). Không có người giác ngộ, người hạnh nguyện thật khó tìm. Người giác ngộ và hạnh nguyện không có, Phật giáo Việt nam sẽ không hơn không kém một tập hợp những cá nhân chỉ nương tựa, núp bóng và tồn tại nhờ niềm tin Thần đạo của chúng sinh như nhận định của Trương Hán Siêu trong văn bia Chùa Khai Nghiêm.
像教由設,乃浮屠氏度人方便。蓋欲使愚而無知,迷而悟者,即此以為回向白業地。乃其徒人之狡獪者,殊失苦空本意,務占名園佳境,以金碧其居,龍象其眾。(Tượng giáo đặt ra là để đạo Phật dùng làm phương tiện tế độ chúng sinh; chính vì muốn khiến cho những kẻ ngu mà không giác ngộ, mê mà không tỉnh lấy đó làm nơi trở về với thiện nghiệp. Thế nhưng những kẻ giảo hoạt trong giới sư sãi lại bỏ mất cái bản ý “khổ, không” của đạo Phật mà chỉ chăm lo chiếm những nơi đất tốt cảnh đẹp, tự giát vàng nạm ngọc cho chỗ ở của mình rực rỡ, tô điểm cho môn đồ của mình lộng lẫy như voi rồng.
Đức Đệ tam Pháp chủ giảng gì về tu hành?
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài hết lòng khích lệ chư đệ tử: “Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh giác, bất luận ngày và đêm, ý vui tu thiền định”. Đệ tử Phật, trong mọi thời đại, tại gia hay xuất gia, tu tập tâm luôn là xương sống cho ngôn ngữ, hành động và ý nghĩ trong đời. Người Phật tử không chỉ dừng lại ở “không làm các việc ác; nguyện làm các điều lành”, mà luôn ý thức đi tới “giữ tâm ý thanh tịnh”. Bởi tâm ý là nguồn cội của hành động. “Ý dẫn đầu các pháp”.
Nếu tâm ý không được tu tập, không có pháp hành để an tịnh, những hành động thực thi có thể được nguỵ trang dưới những vỏ bọc rất lành. Phật giáo, ngay buổi ban đầu, thực sự chỉ là một phong trào của những người đi tìm giải thoát và chia sẻ sự giải thoát. Đức Phật chưa bao giờ nói mình là giáo chủ. Ngài cũng không hề thành lập một tổ chức tôn giáo. Ngài chỉ là người Thầy dẫn dắt Tăng đoàn theo mô hình thế giới phẳng, hướng dẫn mọi người bằng lòng từ ái và trí tuệ giác ngộ của Ngài. Các thế hệ Tổ sư đi sau cũng đi theo con đường đó. Không có bất cứ một quyền lực hành chính hay tôn giáo nào trên con đường phát triển Phật giáo cả. Nhưng thật kỳ diệu, vì không quyền lực nên có quyền lực vô cùng. Đạo Phật đã có mặt khắp nơi, nhất là ở phương Tây ngày nay, không bằng một viên đạn, một nguồn tài chính hay một quyền lực thế tục nào.
Đạo Phật đi thẳng vào khối óc và trái tim con người bằng lòng từ ái, trí tuệ giác ngộ đã được chuyển hoá nhờ tu tập tâm của những người xuất gia và tại gia theo Phật. Từ góc nhìn tu tập tâm, bao gồm Thiền, Tịnh và Mật, một số tu sĩ ngày nay dường như chưa thật sự nghiêm túc thực hành. Các chùa gần giống một trung tâm dịch vụ tín ngưỡng hơn là một đạo tràng tu tập tâm, giúp chuyển hoá khổ đau của tự thân và nhân loại. Người Phật tử đến chùa không còn cơ hội học giáo pháp để tu tập tâm và chuyển hoá tự thân, mà chỉ cầu xin và tín mộ. Từ đó, người đại diện ở những ngôi chùa ấy biến dần từ đại diện cho người giác ngộ và hạnh nguyện sang đại diện cho quyền lực siêu nhiên của Thần giáo và truyền bá Thần giáo vì lợi ích thế tục. Phật giáo lúc này, ở những nơi đó, đã biến thành Thần giáo. Sự phát triển ở những ngôi chùa như thế nhìn thấy có vẻ rất tốt đẹp, nhưng bên trong nó là sự phát triển của một khối u không lành.
Tinh thần tu hành của người Phật tử đối với đạo lý Phật dạy qua con đường Thiền
Vấn đề đặt ra: Tại sao lại có khủng hoảng pháp hành trong các chùa Phật và trong đời sống người tu sĩ? Giáo dục và chọn người đại diện, có thể trả lời. Giáo dục chưa thật sự chú trọng đến tu tập tâm. Phần lớn sinh viên các trường Phật học học như một học giả và nhà quản trị tôn giáo. Nội dung tu tập tâm không được xem như là một chuẩn mực để tốt nghiệp. Hệ quả, tâm không được tu tập, nên một người đại diện Phật giáo chỉ khác chút với người thế tục ở hình thức, nội tâm vẫn nguyên vẹn tham dục, sân hận và khổ đau, thậm chí còn hoang tưởng và tự phụ vì được tín đồ tôn kính (có thể chỉ là hình thức) là Thầy. Một đại diện Phật giáo với nội tâm không được tu tập, người ấy có thể sẽ đưa chính mình và Phật tử vào con đường Thần giáo, mê tín và bị các dục lôi kéo vào các mục tiêu đời. Kết quả có thể nhìn thấy: Người theo Phật giáo lâu năm mất niềm tin, người mới sẽ không sinh trưởng niềm tin nữa, Phật giáo sẽ tự chuyển hoá thành Thần giáo và phát triển theo chiều hướng lai ghép,làm cạn dần cội nguồn trí tuệ giác ngộ của Phật giáo và biến thể Phật giáo thành một phương tiện để có lợi ích thế tục cho một nhóm đặc quyền.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm