Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/02/2024, 09:00 AM

Định vô thường, định vô ngã

Cuộc sống thật sự chỉ là một tiến trình đang diễn ra mỗi giây phút mà trong tiến trình đó chẳng có ai là chủ thể cả.

Chính vì trong đời sống hàng ngày ta hay đồng nhất chính mình với thân thể này, với tâm thức này và tạo tác ra một chủ thể giả lập cho mỗi tiến trình xảy ra nơi thân tâm nên ta luôn thấy có ai đó đang làm gì đó.

Nhưng khi trở về trạng thái tâm trọn vẹn nhận biết thì ta sẽ thấy ra không có ai, không có gì là chủ thể cả mà chỉ có những hành động đang xảy ra. Hành động này nối tiếp hành động kia trong giây phút đang là mà thôi.

Và sự thật hay chân lý của cuộc đời cũng chỉ như thế.

Nhưng để nhận ra và thể nhập được điều này ta cũng cần phải thay đổi thói quen nhận thức mới. Ta tập nhìn vạn vật đang diễn ra mà không tạo tác một chủ thể nào đứng đằng sao nó cả, ngay cả trong cách nói của ta hằng ngày.

Ứng dụng lý vô ngã vào cuộc sống

145197458_3706779256069504_750560365026583835_n

Khi ta nói gió thổi thì nay ta chỉ thấy hành động thổi đang diễn ra mà không thấy có một anh chàng nào đứng đằng sau mang tên là Gió cả. Có nghĩa lúc này Gió chính là thổi.

Hay khi ta ngắm nhìn một dòng sông thì ta thấy không có dòng sông mà chỉ có một sự trôi chảy.

Thấy một người đang ăn thì tập nhìn không có người đang ăn mà chỉ có hành động ăn đang diễn ra.

Thấy một người đang đi ta tập nhìn không có người đang đi mà chỉ có hành động đi diễn ra...

Quan sát liên tục với tâm thức như vậy ta dần thể nhập vào bản chất vô thường và vô ngã của vạn vật. Không có gì đang đứng yên và tĩnh tại cả mà mọi thứ đang chuyển động, đang thay đổi.

Bạn hãy làm cho nhận thức này thực sự bám sâu vào tâm thức bạn thì bạn sẽ thể nhập được chân lý vô thường, vô ngã mà không còn là lý thuyết về vô thường và vô ngã nữa.

Khi thực hành miên mật như thế bạn sẽ có được định vô thường, định vô ngã và những bám chấp, dính mắc với cuộc đời sẽ bị rơi rụng một cách tự nhiên vì trong định vô thường bạn sẽ thấy rằng không có gì có thể bám chấp được vì mọi thứ đang thay đổi liên tục từng sát na.

Trong định vô ngã bạn cũng nhận ra không có ai là chủ thể cả vậy thì ai là người bám chấp đây.

Do đó tâm thức được giải thoát, được xả ly.

Tâm thức lúc này rời xa được hai thái cực là thích và không thích do đó đạo lộ trung đạo được hiển bày. Bạn sẽ thênh thang, tự do thuận dòng chảy của đời sống tiến về biển giải thoát, giác ngộ mà không còn bất cứ một sự tranh đấu nào trong tâm thức giữa hai cực đối đãi của cuộc sống.

Và vì tâm thức bạn không còn đấu tranh nên sự sống bỗng dưng rõ ràng hơn, đẹp hơn. Cây cối xung quanh bạn trở nên xanh tươi hơn. Hoa đang nở rõ ràng và đẹp rực rỡ hơn, những tiếng chim hót bây giờ bỗng dưng cũng hay hơn, những điều bình thường bạn thấy xưa nay bỗng trở nên linh thiêng và vô giá.

Hạt sương đọng trên những cọng cỏ buổi sớm mai bạn bắt gặp khi đi thiền hành không khác gì là kim cương đang long lanh sắc mầu trong nắng sớm...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm