Định vô vi vô ngã
Con cũng không cảm thấy tự hào, hay quyến luyến gì cảm giác này, hay muốn lặp đi lặp lại nó, mọi thứ đến rất tự nhiên ạ! Như vậy trạng thái này có ổn không ạ? Có sai điểm nào hay có cái Ngã chen vào không ạ?
Câu hỏi:
Thưa Sư Ông, con xin trình bày Sư Ông trạng thái hôm nay ạ, mấy ngày nay là cao điểm mùa kinh doanh nên con nhiều việc phải xử lý, việc và tình huống đến dồn dập nên dẫn đến nhiều khi lãng quên tỉnh thức, trọn vẹn, quên chánh niệm nhiều - mà lại chạy theo ngoại cảnh, theo tình huống, con lại có nhiều việc chưa hoàn thành, nhiều việc còn sơ sót nên tâm sinh ra không an.
Để tỉnh táo làm việc con uống hơi nhiều lá trà xanh, do vậy dù thức khuya nhưng đêm ngủ đến tầm 3 giờ sáng là thức giấc, không ngủ lại được, cũng còn quá sớm để làm việc nên con ngồi Thiền (việc mà lâu lắm rồi từ khi theo Pháp Sư ông con không cần ngồi nữa)!
Con ngồi dậy thế bán già, buông thư cho cơ thể nghỉ ngơi. Thường khi buông thư con hay dùng kĩ thuật là tự nhủ mình đã chết, tự nói với lòng: “người chết thì phải thật thả lỏng, người chết thì không có quá khứ, không có tương lai, không còn hiện tại, không có kế hoạch, không cần thành công, không sợ thất bại, không sợ bị chê cười nhục nhã, người chết chỉ đơn giản là nằm chết thôi - xin Sư Ông đừng cười - đó chỉ là câu tự kỉ ám thị của riêng con nhưng con thấy hiệu quả - con chỉ ngồi xem cái thân tâm đó nó diễn biến ra sao thôi!”
Một lúc thì hơi thở con nhẹ dần, ổn dần, êm dần dịu dần, rất nhẹ. Con cảm nhận được trọn vẹn hơi thở với thân thể nó như thế nào, không diễn tả được nhưng có thể tạm gọi là “cảm nhận toàn thân sự thở vô ra” như trong kinh nói vậy. Con vẫn tỉnh táo, nghe rõ tiếng ve ve trong đầu, nghe rõ các tiếng động xung quanh, tiếng xe chạy sớm, tiếng người nói chuyện khi đi tập thể dục vọng lại, nhưng cơ bản là Tâm không có phản ứng gì, rất rỗng lặng, cơ thể và tâm trí nhẹ nhàng lâng lâng, thỉnh thoảng cảm nhận được trạng thái lắc lư nhưng rất thoải mái. Rồi các dự định, các kế hoạch trong ngày thỉnh thoảng vẫn hiện lên trong trí óc nhưng Tâm cũng không phản ứng, không nôn nao, không nóng ruột như bình thường vẫn thế khi nghĩ về công việc. Mọi thứ cứ vậy rồi lại quay lại trọn vẹn với sự thở, rồi các kế hoạch lại hiện về, có lúc nó làm cho Tâm con hơi phản ứng, lập tức hơi thở hết nhẹ đều, thở mạnh ngay. Ngay lúc đó con lại tự nhắc: “hãy buông thư, mình đang chết!”, thì lại trở về với trạng thái lặng lẽ trong sáng đó. Cứ như vậy con cảm thấy mình có thể ngồi mãi cũng được, mà muốn dừng lại lúc nào cũng được. Khi thấy đủ, con liền dừng lại để làm vài động tác thư giãn thì thấy ngồi đã được 1 tiếng, chân rất tê mà trong lúc ngồi con không hề cảm thấy tê – vậy là có yếu tố định xuất hiện. Ngày xưa nếu con ngồi 1 tiếng như thế là con rất “vật vã”, chân tê là nó kêu réo ầm lên phản đối chứ không như thoải mái như lần này.
Cũng nhiều lần khi buông thư nghỉ ngơi con cũng có cảm giác rỗng lặng như thế này nhưng nó không rõ rệt như hôm nay, và con cũng không có cảm giác là mình tự chủ với cảm giác này như hôm nay. Con cảm thấy mình hoàn toàn có thể buông thư để đưa thân tâm về trạng thái đó được tiếp tục nhiều lần nữa. Đêm qua con ngủ rất ít, (nếu bình thường là con sẽ thiếu ngủ rất mệt) nhưng đang viết trình cho Sư ông giờ này là 2 giờ trưa con cảm thấy rất khỏe khoắn.
Nguyện chúc Sư Ông mạnh khỏe, an vui ạ!
Trả lời:
Rất tốt. Chính sư ông thường nói đến định vô vi vô ngã này. Nó không phải là kết quả của nỗ lực tập trung tầm tứ, mà là buông thư cho tâm nghỉ ngơi vô sự, thì nó liền trở về với bản chất rỗng lặng trong sáng muôn đời của nó, như con đã cảm nhận được vậy đó. Đây mới thật sự là chánh định, vô vi, vô ngã, hoàn toàn khác với tứ thiền bát định trong sắc ái, vô sắc ái.
Theo: Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 22/11/2024Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.
Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.
Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?
Hiểu rõ hai chữ "căn tu"
Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?
Xem thêm