Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Doanh nhân học Phật sẽ trở nên như thế nào?

Đến với Phật, bước vào đường đạo mỗi người một nhân duyên. Ngoài đại nguyện lớn lao từ nhiều đời nhiều kiếp trước thì đa số, chúng sinh tìm đến cửa thiền khi đã có ít nhiều chông chênh trong công việc, cuộc sống.

Một số ít, khi đã tương đối đầy đủ về vật chất, có địa vị, danh vọng trong cuộc đời, họ nhận ra những cái mình có đó không phải là hạnh phúc bền vững, thậm chí càng có nhiều càng dính mắc, càng khổ thêm, nên họ tập buông bỏ, kiến tạo hạnh phúc từ nền tảng khác.

1. Một doanh nhân khá nổi hiện nay đó là kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa. Anh vừa có chia sẻ với báo giới rằng, anh có 1.000 ngày tu thiền tại Myanmar (thực tập tại thiền viện Pa-Auk) và chính quá trình đó đã thay đổi cuộc đời anh (*). Võ Trọng Nghĩa được biết đến là kiến trúc sư tài năng với dấu ấn thiết kế xanh, từ vật liệu tre trúc chân quê, người sở hữu hàng trăm giải thưởng về nghề từ quốc tế đến châu lục.

Anh có một công ty do chính mình sáng lập, đang phát triển tốt thì Võ Trọng Nghĩa khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định qua Myanmar học thiền vào năm 2017. Tiết lộ nguyên nhân, anh Nghĩa thật thà bộc bạch: “Đây là một quyết định rất khó khăn. Đánh dấu bước chuyển biến lớn nhất, có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời tôi. Trong nhiều năm, trước khi đi học thiền, tôi mang trong lòng sự đau khổ lớn, bản tính luôn nóng giận, có lúc trở nên điên cuồng. Tôi đã nỗ lực đọc sách, nghe nhạc, nghe giảng pháp để đầu óc dịu lại nhưng không được. Vì vậy tôi quyết định qua Thiền viện Pa-Auk (Myanmar) để tu tập. Ban đầu tôi qua đó một mình, về sau vợ và con gái tôi cũng qua học thiền cùng tôi”.

Kết quả, sau 1.000 ngày tu học, anh thấy rằng những đau khổ, những triệu chứng nóng giận trong đầu mình giảm rất nhanh.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa không chỉ nổi tiếng về chuyên môn, anh còn được biết đến là một doanh nhân học thiền tinh tấn, có kết quả

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa không chỉ nổi tiếng về chuyên môn, anh còn được biết đến là một doanh nhân học thiền tinh tấn, có kết quả

“Đến khi tôi ra khỏi Thiền viện Pa-Auk thì đã trở thành một người bình thường, thậm chí còn kham nhẫn hơn người bình thường. Nghĩa là tôi có thể chịu đựng, chấp nhận, nhẫn chịu trước những điều không như ý và vượt qua các nghịch cảnh tốt hơn nhờ thiền, chánh niệm. Từ trải nghiệm của bản thân, thấy được sức mạnh của thiền định và giữ giới, hiện nay tôi đang chia sẻ các bài học thiền cho người nào quan tâm, giúp họ từng bước vượt qua lo âu, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực”, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa chia sẻ. Điều đặc biệt, kể từ khi chuyển hóa bản thân, Võ Trọng Nghĩa phát triển doanh nghiệp mình theo hướng doanh nghiệp giữ giới.

Theo Võ Trọng Nghĩa, đây là một quyết định khó khăn, vì có những người phù hợp song cũng có những người không phù hợp với thiền, với giữ giới.

“Ví dụ, với những người nước ngoài thì bia rượu như là một cách giải khát thôi. Vậy nên giai đoạn đầu, những người nước ngoài và những người không phù hợp với thiền ở công ty tôi dần nghỉ việc. Nhưng thời gian sau, những người có kiến thức, trình độ phù hợp và có sở thích về thiền lại tìm đến công ty tôi. Như vậy là có sự cân bằng về nhân sự”.

Chia sẻ với báo chí, hiện mỗi ngày ở công ty anh áp dụng thiền một giờ đồng hồ, từ 17h đến 18h hàng ngày, cùng với chấp hành ngũ giới, qua đó giúp mọi người trong công ty có được sự tập trung, có sức khỏe, có tâm lý tốt và năng suất phát triển theo.

2. Câu chuyện của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa có thể xem là câu chuyện thú vị liên quan đến doanh nhân học Phật. Đa số người chưa phải là doanh nhân, nhìn phong thái, đời sống của chủ doanh nghiệp thường nghĩ rằng: chắc họ luôn luôn hạnh phúc, không có một chút nào ưu tư, lo lắng. Tuy nhiên, doanh nhân cũng có vô vàn những mối lo của mình: từ sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cần phải thích nghi, ứng dụng, đến biến động thị trường, tiền tệ lên xuống, chứng khoán tăng giảm; đối nội với nhân viên, đối ngoại với khách hàng, cơ quan hữu trách… Với doanh nghiệp nhỏ thì có mối lo cạnh tranh không lành mạnh, bị ép chết; doanh nghiệp lớn thì gồng gánh bộ máy nhân sự cồng kềnh, nếu hoạt động không hiệu quả thì thật khó để duy trì…

Cuộc sống luôn có biến cố, bất trắc, vô thường. Doanh nhân, doanh nghiệp cũng chịu sự chi phối đó nên họ cũng có những nỗi lo về các nguy cơ tiềm ẩn (như chiến tranh, thiên tai) hay các yếu tố bất ngờ (như dịch bệnh)…

Tất cả những điều trên lý giải vì sao có những doanh nhân thường xuyên bị stress, hoặc có những lúc cực kỳ mệt mỏi, không kiềm chế được bản thân. Hay nói cách khác, doanh nhân cũng khổ vì công việc của mình, như bất kỳ ai phải đương đầu với cuộc sống này, từ kiếm tiền đến tạo lập vị trí, danh tiếng cho bản thân.

Ứng dụng lời Phật dạy vào công việc, áp dụng giáo lý trong lựa chọn nhân sự, quản lý con người, vận hành công việc… sẽ giúp cho đời sống cá nhân doanh nhân cũng như đời sống của doanh nghiệp trở nên trong sáng, lành mạnh hơn. Hay có tình thương và sự hiểu biết hơn, từ đó người chủ và nhân viên trở thành người làm và sống với đạo. Môi trường ấy nếu được đáp ứng và “đồng khí tương cầu” thì sẽ rất tuyệt vời.

“Khi sự tu tập đạt đến mức độ tập trung, bạn có thể giải phóng được thời gian làm việc theo cách tính thời gian thông thường, nhưng vẫn đủ chú tâm để cùng anh em trong công ty phát triển ý tưởng, quản lý tốt về chi tiết cho dù không đến công ty”, anh Võ Trọng Nghĩa chia sẻ.

3. Có thể thấy, doanh nhân khi biết Phật, học Phật, hành theo Phật sẽ có nhiều lợi thế. Từ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm dày dặn, vị doanh nhân học giáo lý Phật-đà sẽ nhanh hơn. Thêm vào đó, với nền tảng tài chính có được (có thể xem là người có phước về tài lộc), khi học Phật, hành giả có nhiều cơ hội để yên tâm thực hành pháp, không bị vướng bận bởi cơm áo gạo tiền. Hoặc khi cần kiến tạo đạo tràng, cúng dường, yểm trợ Tăng chúng tu học, làm từ thiện… đều dễ dàng thành tựu sở nguyện hơn.

Lợi ích thứ hai của doanh nhân học Phật là họ có thể tạo ra được một đạo tràng cùng tu học tại chính công ty của mình. Giống như kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và một số doanh nhân khác, thường sẽ tuyển chọn nhân sự hiểu đạo, cùng tu, cùng làm việc, hay nói cách khác là tu trong công việc.

Ngoài ra, khi họ ngộ được lời Phật dạy, sức ảnh hưởng của doanh nhân trong chia sẻ giáo pháp cũng lớn hơn, do ở bên ngoài các vị đã có địa vị, danh tiếng, điều kiện vật chất… Rất nhiều người đã từ tò mò (tại sao anh A, cô B, giàu có, nổi tiếng, địa vị cao vậy mà lại kính Phật, trọng Tăng, tinh tấn làm những việc khó làm như vậy) đến tìm hiểu và học Phật. Đây chính là câu chuyện thân giáo.

Thực tế, giáo pháp Đức Phật không phân biệt bất kỳ ai, vì ai cũng có Phật tánh - hạt giống Giác ngộ - nên ai tu đúng, tu tinh tấn cũng sẽ thành tựu các hạnh phúc, quả vị tương ứng. Doanh nhân hay người nghèo cùng, khi liễu ngộ Phật pháp sẽ đều thấy mình bé nhỏ (cái tôi teo lại) để biết cúi mình trước Tam bảo, tôn kính bậc đáng kính, thân cận bậc hiền trí…

Có một điều lớn lao hơn, nói như nhà báo Hoàng Anh Sướng, khi một số doanh nghiệp đã ứng dụng thiền và đạo Phật vào trong doanh nghiệp họ sẽ lấy giáo lý nền tảng của đạo Phật là hiểu và thương làm slogan, làm kim chỉ nam. Tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều được học thiền, cách quan sát và quản lý cảm xúc, cách làm dịu những căng thẳng trong thân và tâm, cách lắng nghe và nhìn sâu, cách dùng ái ngữ… Mỗi sáng, tất cả mọi người đều đến cơ quan sớm 15 phút để uống trà. Vừa làm đầu óc tỉnh táo, vừa trò chuyện, kết nối với nhau. Nhờ thế, mỗi ngày đi làm là một ngày vui. Bởi đến đó có niềm vui, có bình an, có hạnh phúc, có sự thấu hiểu và chia sẻ. Và khi đó, cơ quan thực sự trở thành gia đình thứ 2 - gia đình tâm linh, bên cạnh gia đình huyết thống.

“Hiểu và thương không chỉ áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà Ban lãnh đạo công ty còn lấy đó làm phương châm ứng xử, đối đãi với các đối tác, khách hàng. Mối quan hệ, dù là đối tác làm ăn, được xây dựng trên nền tảng hiểu và thương, chắc chắn sẽ rất tin cậy, bền vững. Và kết quả sẽ rất tuyệt vời. Tôi thành công, anh cũng thành công. Tôi an vui, hạnh phúc, anh cũng an vui, hạnh phúc”, nhà báo Hoàng Anh Sướng chia sẻ.

______

(*) Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa chia sẻ về học thiền trên báo Dân Trí: https://dantri.com.vn/xa-hoi/kien-truc-su-vo-trong-nghia-1000-ngay-thien-o-myanmar-da-thay-doi-doi-toi-20240603000218553.htm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Doanh nhân học Phật sẽ trở nên như thế nào?

Phật pháp và cuộc sống 23:07 13/10/2024

Đến với Phật, bước vào đường đạo mỗi người một nhân duyên. Ngoài đại nguyện lớn lao từ nhiều đời nhiều kiếp trước thì đa số, chúng sinh tìm đến cửa thiền khi đã có ít nhiều chông chênh trong công việc, cuộc sống.

BTS Phật giáo Tiền Giang hỗ trợ bà con tỉnh Hà Giang khắc phục thiệt hại sau bão Yagi

Phật pháp và cuộc sống 20:00 13/10/2024

Ngày 13/10/2024 (nhằm ngày 11/9 năm Giáp Thìn), ngày đầu tiên đoàn Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang do Thượng tọa Thích Quảng Lộc – UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang làm trưởng đoàn đến thăm và trao quà cho bà con tại tỉnh Hà Giang với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng.

Nghiệp báo và vô thường trong “Câu chuyện Heike”

Phật pháp và cuộc sống 09:28 13/10/2024

“Câu chuyện Heike”, dưới bàn tay tài hoa của đạo diễn Naoko Yamada, là một tác phẩm anime không chỉ có giá trị giải trí mà còn là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng những triết lý sâu sắc về nghiệp quả và sự vô thường của Phật giáo.

Doanh nhân Phật tử và Phật giáo

Phật pháp và cuộc sống 06:06 13/10/2024

Doanh nhân và doanh nhân Phật tử là hai khái niệm có sự giống và khác nhau. Giống nhau là họ đều được gọi là doanh nhân tức “những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp”.(1) Khác nhau là ngoài vai trò là doanh nhân, họ còn có trách vụ là Phật tử.

Xem thêm