Độc đáo lễ hội đua bò chùa Rô
Ngày 8/9, Hội Nhiếp ảnh tỉnh An Giang phối hợp UBND xã An Cư, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang tổ chức lễ hội đua bò chùa Rô lần thứ 10 năm 2024.
Lễ hội này do nhóm nhiếp ảnh vận động các nhà hảo tâm, nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây để tổ chức lễ hội đua bò theo nghi thức dân gian của người Khmer.
Theo ghi nhận của phóng viên, dù 7h30 mới bắt đầu làm lễ khai mạc lễ hội đua bò chùa Rô, nhưng hàng ngàn người đã đổ xô về chùa Rô tại xã An Cư, thị xã Tịnh Biên chật kín cả sân chùa. Xung quanh sân đua bò có hàng ngàn người vây kín chờ xem.
Nhiều cô chú U70, U80 là các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên từ các tỉnh, thành phố khác cũng về chùa Rô túc trực để "săn ảnh". Có ít nhất gần 100 nhiếp ảnh gia đến từ các tỉnh, thành đổ về đây "săn ảnh" đua bò đầy phấn khởi.
"Hầu như lễ hội đua bò năm nào tôi cũng sang An Giang chụp hình. Không có lễ hội nào độc đáo như lễ hội đua bò của người khmer này. Mỗi năm đều có nét riêng, cách chơi riêng của mỗi đội. Đây là nét văn hóa đẹp của đồng bào Khmer", ông Lê Đông, ngụ TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, nói.
Còn ông Hải, nhiếp ảnh gia đến từ TP.HCM cho hay anh theo đoàn từ TP.HCM xuống dự lễ hội đua bò được 2 lần. Lần trước anh theo bạn đi vội nên chưa chuẩn bị kịp như lần này.
"Từ sáng đến giờ, tôi chụp thỏa thích các hình ảnh đôi bò thi đấu trên đường đua rất đẹp. Lễ hội này tranh đấu bằng năng lực, con bò nào mạnh sẽ thắng, không có mưu mẹo như các lễ hội mà tôi từng thấy", ông Hải nói.
Đến gần 12h, ban tổ chức đã trao giải nhất cho đôi bò có số đeo 02 của ông Chau Thi, với phần thưởng là 10 triệu đồng, giải nhì 6 triệu đồng, giải 3 là 4 triệu đồng và giải khuyến khích là 1 triệu đồng. Đặc biệt, đội nào tham gia cũng được hỗ trợ 500.000 đồng/đôi bò đua. Toàn bộ chi phí do Hội Nhiếp ảnh tỉnh An Giang vận động.
Ông Huỳnh Phúc Hậu - chi hội trưởng Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh An Giang - cho biết lễ hội đua bò chùa Rô lần thứ 10 thu hút 24 đôi bò đến từ 2 huyện Tịnh Biên - Tri Tôn.
Từ ngày xưa, đua bò là một lễ hội dân gian của người Khmer. Nhưng hiện nay đua bò không chỉ dành riêng cho đồng bào Khmer, mà được đông đảo bà con người Kinh yêu thích và cùng tham gia thi đấu.
"Lễ hội đua bò chùa Rô được UBND xã An Cư đứng ra tổ chức đã chỉn chu, chuyên nghiệp hơn. Đây chính là mô hình xã hội hóa rất thành công có sự kết hợp giữa 3 nhà là "Nhà nước - nhà chùa - nhà tài trợ" trong việc bảo tồn và lan tỏa những di sản văn hóa đến khắp mọi nơi. Lễ hội đua bò đã mở đầu cho tết Sen Dolta của đồng bào Khmer", ông Hậu nói.
Theo Tuổi trẻ online
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm