Đọc tụng thất giác chi để cầu an, trị liệu bệnh khổ
Nếu hiểu bảy giác ý này như là hộ chú, thần chú với năng lực siêu nhiên có thể giải trừ tất cả bệnh khổ thì chắc chắn sẽ gây ra không ít thất vọng. Kinh văn cho thấy không chỉ đọc hay nghe suông mà cần “thọ trì, khéo nghĩ nhớ tụng đọc và hiểu” về bảy giác ý.
Vì sao Đức Phật dạy bệnh là khổ?
“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Tỳ-kheo Quân-đầu mắc bệnh nặng nằm trên giường không thể tự cử động. Tỳ-kheo liền nghĩ rằng: 'Hôm nay, Như Lai Thế Tôn chẳng thấy rũ lòng lân mẫn, ta mang bệnh nặng, chẳng nhận được thuốc men. Ta lại nghe Thế Tôn nói rằng: 'Nếu một người chưa được độ, Ta chẳng bỏ họ'. Mà nay ta thấy Thế Tôn bỏ sót ta, còn gì khổ hơn nữa!'.
Bấy giờ, Thế Tôn dùng thiên nhĩ nghe Tỳ-kheo Quân-đầu trách móc như thế, liền bảo các Tỳ-kheo:
- Các thầy hãy tụ tập đến chỗ Tỳ-kheo Quân-đầu hỏi thăm bệnh ông ta.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn!
Thế Tôn dẫn chúng Tỳ-kheo từ từ đến phòng Tỳ-kheo Quân-đầu. Tỳ-kheo Quân-đầu xa thấy Thế Tôn đến, liền gieo mình xuống đất. Khi ấy, Thế Tôn bảo Quân-đầu rằng:
- Nay thầy mang bệnh nặng, chẳng nên xuống giường. Ta tự có chỗ ngồi.
Thế Tôn bảo Quân-đầu:
- Bệnh thầy tăng hay giảm, hay không tăng giảm? Có thể nghe Ta dạy được không?
Tỳ-kheo Quân-đầu bạch Phật:
- Hôm nay, đệ tử bệnh rất nặng, chỉ có tăng chứ không giảm, không được đầy đủ thuốc men.
Làm thế nào để khắc phục được bệnh khổ?
Thế Tôn hỏi:
- Ai săn sóc bệnh cho Thầy?
Quân-đầu bạch:
- Các vị Phạm hạnh có đến thăm bệnh con.
Bấy giờ Thế Tôn bảo Quân-đầu:
- Nay thầy có thể nói bảy giác ý cho Ta nghe chăng?
Quân-đầu liền nêu tên bảy giác ý ba lần:
- Nay con có thể thuyết pháp bảy giác ý trước Như Lai được.
Thế Tôn nói:
- Nếu có thể thuyết cho Như Lai thì hãy thuyết đi!
Khi ấy, Tỳ-kheo Quân-đầu bạch Phật:
- Bảy giác ý. Những gì là bảy? Nghĩa là niệm giác ý, pháp giác ý, tinh tấn giác ý, hỷ giác ý, khinh an giác ý, định giác ý, hộ xả giác ý. Bạch Thế Tôn, có bảy giác ý chính là đây.
Tỳ-kheo Quân-đầu nói xong liền lành bệnh, không còn các khổ não. Quân-đầu bạch Thế Tôn:
- Bình đựng thuốc chính là pháp bảy giác ý này. Con muốn nói thuốc không gì hơn bảy giác ý này. Nay con tư duy bảy giác ý này, các bệnh đều được lành.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Các thầy thọ trì pháp bảy giác ý này, khéo nghĩ nhớ tụng đọc; chớ có hồ nghi đối với Phật, Pháp, Tăng. Chúng sanh có bệnh sẽ được lành. Vì cớ sao? Bảy giác ý này rất khó hiểu hết. Nếu hiểu rồi, tất cả các pháp đều liễu tri cả, chiếu sáng tất cả các pháp, cũng như thuốc hay trị liệu tất cả các bệnh. Ví như cam lồ, ăn không biết chán. Nếu không được bảy giác ý này thì chúng sanh lưu chuyển sanh tử. Các Tỳ-kheo! Hãy cầu phương tiện tu bảy giác ý. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 39.Đẳng pháp [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.566)
Dù chúng ta tin theo lời Phật và truyền thống, mỗi khi đau ốm đều tụng bảy giác ý (thất giác chi) để cầu an, nhưng hiện thực cho thấy rằng, không phải người bệnh nào khi được nghe hay tụng đọc bảy giác ý đều khỏi bệnh.
Nếu hiểu bảy giác ý này như là hộ chú, thần chú với năng lực siêu nhiên có thể giải trừ tất cả bệnh khổ thì chắc chắn sẽ gây ra không ít thất vọng. Kinh văn cho thấy không chỉ đọc hay nghe suông mà cần “thọ trì, khéo nghĩ nhớ tụng đọc và hiểu” về bảy giác ý. Chỉ khi nào “hiểu (bảy giác ý) rồi, tất cả các pháp đều liễu tri cả, chiếu sáng tất cả các pháp, cũng như thuốc hay trị liệu tất cả các bệnh”.
Nói cách khác là cần sống với bảy giác ý, thân chứng bảy giác ý, tức thành tựu “niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả” thì mọi tật bệnh, phiền não được tiêu trừ, thân tâm an lạc.
Vì sao hành trì kinh Dược Sư lại chuyển hóa được ách nạn, bệnh tật?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm