Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/12/2021, 18:37 PM

Đôi điều về nỗi khổ trong cõi nhân sinh

Tôi tin, một bông hoa chỉ cần biết tự thân nó làm tốt việc của mình, tự khắc cả không gian đã được nhờ bởi vẻ đẹp và hương thơm của nó.

“Đời là bể khổ! Qua được bể khổ, là qua đời”...

Tôi chợt nghe một cậu bé buông lời bông đùa như vậy trong một chiều có nhân duyên hội ngộ. Cũng có nhiều người chia sẻ cùng tôi: Đức Phật dạy về cuộc đời với tứ diệu đế trong bài pháp đầu tiên nhưng như vậy, có phải là bi quan hay không? Tại sao không phải là ngược lại? Tại sao tứ diệu đế lại không thể là an lạc, chân lý về sự khởi sinh niềm an lạc, chân lý về sự đạt được niềm an lạc và chân lý về con dường để đi tới sự an lạc?

Thực ra, đó là một sự tương tức. Như là chúng ta nhận biết được về ánh sáng là nhờ biết được sự có mặt của bóng tối vậy. Tương tức, không hai. Nhưng bởi đức Phật hiểu được tâm hành chúng sinh trong ba cõi, hiểu được cái ta bao trùm với những mong cầu và sở nguyện không dứt. Phật dạy về tứ diệu đế dưới góc tiếp cận về sự khổ, cái gốc của sự khổ và cách thoát khổ như một cách để ngồi lại sẻ chia; để dưới nước cam lồ mát lành lên thế gian nóng bức những hờn ghen đua tranh và tham vọng; để sắc một thang thuốc chữa lành cho những tâm bệnh, thân bệnh của chúng sinh mà thôi.

Tôi tin, một bông hoa chỉ cần biết tự thân nó làm tốt việc của mình, tự khắc cả không gian đã được nhờ bởi vẻ đẹp và hương thơm của nó.

Tôi tin, một bông hoa chỉ cần biết tự thân nó làm tốt việc của mình, tự khắc cả không gian đã được nhờ bởi vẻ đẹp và hương thơm của nó.

Ta cũng cần hiểu rõ có những gì là khổ trong lời dạy của đức Thế Tôn. Những nỗi khổ tự nhiên khi một sinh thể có mặt như no, đói, khát, nóng, lạnh chính là món quà của tạo hóa để mọi chúng sinh biết khởi phát bản năng sinh tồn và quý trọng sự sống. Đến một cái cây cũng biết vươn mình về ánh sáng, những dây leo biết nương vào thân trụ để quất quýt sinh trưởng. Nếu không có đói khát, không có nóng lạnh, thử hỏi liệu có còn sự tồn sinh? Cái khổ này vốn dĩ có mặt từ khi một sinh linh được biểu hiện trong đời. Nhưng bản chất của nó là để phát hiện sự phúc lạc. Biết đói mới biết miếng ăn ngon. Biết lạnh mới hay cái ấm áp đủ đầy là hạnh phúc.

Lại có một cái khổ lớn khác, ấy chính là biểu hiện của lẽ nhân quả công bằng. Có những người sinh ra đã tật nguyền, èo uột. Lại có những người ăn ở một đời lành thiện mà gặp nhiều chuyện lao đao. Ấy là bởi quả nghiệp. Ở một quá khứ lâu xa của kiếp sống nào đó trong hành trình luân hồi, sinh mệnh đã tạo ra nhân xấu. Đến một thời điểm, nhân xấu hội đủ duyên đủ thời, cũng trổ thành quả xấu. Đây chính là những nỗi khổ có tác dụng giáo dục và thức tỉnh con người đoạn lìa tham lam, sân hận và tìm cầu giác ngộ, giải thoát.

Tuy nhiên, còn một nỗi khổ nữa, đây mới chính là nỗi khổ cần đến sự hiểu thấu tỏ về tập đế, diệt đế và đạo đế. Ấy chính là nỗi khổ do cái ta, do bản ngã tự dựng lên và tự bủa vây lấy chính mình. Vốn dĩ đói bệnh tự nhiên là khổ, nhưng cảm thấy tự ti vì bệnh tật đói khát, cảm thấy bất mãn lại mới chính là cái khổ thực lớn. Vốn dĩ gặp khó khăn do nhân xấu quả xấu kết thành là khổ, nhưng vì khó khăn mà sân si thù hận, vì khó khăn mà tạo tác ác nghiệp tiếp và chìm đắm trong phiền giận mới là khổ.

Từ nỗi khổ do tự bản ngã dựng lên, nếu không biết phát hiện và có cái thấy đúng đắn, tự thân chúng ta lại tiếp tục chuốc lấy cái khổ tiếp theo thực sự mà thân tâm tiếp tục phải nhận lấy. Giống như từ nỗi sợ bệnh, từ sự tức giận thù hằn, con người ta mất ăn mất ngủ, thân thể suy kiệt, tinh thần hoảng loạn... thì nỗi khổ ảo của bản ngã lại trở thành quả thật.

Có những người sinh ra đã tật nguyền, èo uột. Lại có những người ăn ở một đời lành thiện mà gặp nhiều chuyện lao đao. Ấy là bởi quả nghiệp.

Có những người sinh ra đã tật nguyền, èo uột. Lại có những người ăn ở một đời lành thiện mà gặp nhiều chuyện lao đao. Ấy là bởi quả nghiệp.

Cho nên, bể khổ mà chúng ta thường hay nhắc, thực ra là cái khổ của bản ngã tham đắm. Đây chính là nỗi khổ không có thật. Khổ vì muốn thỏa mãn cái ta đầy những tri kiến chưa thấu tỏ. Đây chính là một tin vui bạn ạ. Khổ này vốn không sẵn có mà do tâm tham, tâm sân và tâm si mê gây ra. Chúng ta hoàn toàn có thể thoát khỏi nó bằng cách tu tập và chuyển hóa.

Mẹ tôi bệnh. Những ngày mạ nằm viện, tôi hướng dẫn mẹ đặt hai bàn tay lên bụng, gửi tình thương và lòng biết ơn đến trái tim, lá phổi, lá gan và những cơ quan trong thân thể mình.. Quan sát cơn đau để thấy sự có mặt của nó quan sát hơi thở để thở một cách tròn đầy. Khi tình thương và niềm biết ơn có mặt thay cho nỗi sợ, ắt hẳn, cơn đau của mẹ sẽ dịu đi phần nào cái mệt của mẹ sẽ nhẹ nhàng được phần nào. Tôi đã cố gắng bày cho mẹ và giúp mẹ tin vào điều đó.

Bản thân chúng ta chính là người yêu thương mình nhất. Không một ai trên đời có thể đau bệnh thay, đói khát thay và mệt mỏi thay mình. Vì vậy, hiểu chính mình, thương chính mình để quan sát những tâm hành, những cảm thọ của mình rồi từ đó phát hiện cái sai, cái đau, cái chưa tốt, tự khắc sự an lạc sẽ có mặt. Nhưng cố nhiên điều này hoàn toàn không dễ dàng. Sự cộng sinh mang đến mối quan hệ tương hỗ đáng quý nhưng cũng đầy những rối ren vì cái tôi của ai cũng muốn thể hiện mình. Tập khí lâu ngày đã trở nên sâu dày và tinh thần còn yếu đuối sẽ không ngừng kéo chúng ta đi về phía bất an và tự ti, về phía của sợ hãi...

Bể khổ mà chúng ta thường hay nhắc, thực ra là cái khổ của bản ngã tham đắm.

Bể khổ mà chúng ta thường hay nhắc, thực ra là cái khổ của bản ngã tham đắm.

4 nỗi khổ trong cuộc đời nên biết

Mẹ tôi vẫn đau nhiều lên mỗi ngày như một tiến trình tự nhiên đi về hoại diệt của tạo hóa.. Tôi viết lại những điều này với ước mong nhắc bản thân mình và gửi đến bạn đọc hữu duyên  đôi lời về những sự khổ trong đời. Nỗi khổ là có thật. Nhưng những cảm thọ hoàn toàn có thể chuyển hóa, có thể được chăm sóc và sẻ chia bởi chính bản thân mình. Tôi vẫn ngày ngày nguyện giữ bình an trong từng lời kinh, từng hơi thở để gửi năng lượng lành cho mẹ, cho tôi và tất cả...

Nắm lấy bàn tay mẹ yếu ớt, lạnh và héo hon dần đi mỗi ngày, tim tôi quặn thắt những xót xa. Nhưng tôi hiểu và tôi tin, một bông hoa chỉ cần biết tự thân nó làm tốt việc của mình, tự khắc cả không gian đã được nhờ bởi vẻ đẹp và hương thơm của nó. Tôi an, để mẹ cũng được an lành hơn. Rồi tôi sẽ vẫn được thấy mẹ, gặp lại mẹ trong từng hơi thở, từng tháng ngày và trên muôn ngàn nẻo sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm