Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Muốn được quả tốt thì ta phải tạo nhân tốt và những duyên phụ thuộc cũng phải tốt mới được.
Vì người mà tạo nghiệp ác chính mình phải chịu tội
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày. Muốn được quả tốt thì ta phải tạo nhân tốt và những duyên phụ thuộc cũng phải tốt mới được. Từ lý nhân quả này, chúng ta xét thấy mọi việc trên thế gian không có gì xảy ra bỗng dưng khi không mà có được. Chúng ta phải đi từ nhân tới quả bằng sự quán chiếu và nghiệm xét. Nhân mình làm tốt thì quả tốt, nhân mình làm xấu thì quả xấu. Biết được nhân quả phù hợp với đạo lý làm người rồi, chúng ta phải quyết tâm cố gắng ngăn ngừa từ nhân, không cho nhân xấu phát sinh. Ta đã không tạo nhân xấu mà biết tìm cách phát huy tạo nhân tốt, đó là người Phật tử chân chính.
Như chúng ta thường thấy, “gieo nhân thì gặt quả” như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Người làm nghề nông chon lựa giống tốt, chuẩn bị cày bừa thì phải làm sạch cỏ dại, rồi mới phân nước đầy đủ, chờ khi thời tiết thuận lợi mới có thể gieo giống. Bởi giống tốt và siêng năng chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây lúa tốt tươi, bông lúa nặng trĩu, nhiều hạt, và cuối cùng là thu hoạch một mùa bội thu.
Như có anh nông dân kia sau thời cuốc ruộng mệt nhọc, anh vào ngồi nghỉ dưới gốc cây, vô tình có một con thỏ bị con thú lớn rượt đuổi nên hoảng hồn chạy thụt mạng, đâm sầm vào gốc cây chết liền tại chỗ. Anh nông dân mừng quá, nghĩ rằng từ nay về sau khỏi cần làm ruộng, cứ mỗi ngày ra đây ngồi chờ con thỏ đến nộp mạng. Đây là quan niệm của những kẻ lười biếng muốn ăn không ngồi rồi mà hưởng thụ. Họ nghĩ rằng tất cả đều là ngẫu nhiên khi không nên sinh ra tư tưởng không muốn làm mà muốn có ăn; như anh chàng nông dân kia thay vì tin sâu nhân quả, muốn trúng mùa lúa bội thu thì trước tiên phải lựa giống tốt, sau đó cuốc ruộng, phơi đất, vô nước, bón phân, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật làm ruộng, cộng với thời tiết, nhân duyên thuận lợi thì chắc chắn sẽ trúng mùa. Nếu chúng ta cứ mỗi ngày ra ngoài bờ ruộng, chắp tay nguyện Phật trời cho con mùa này trúng lúa mà không chịu làm gì hết như anh nông dân trên thì thật là điều vô lý hết sức.
Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban
Ta không chịu gieo giống, tạo nhân duyên đầy đủ về mọi phương diện mà đòi có quả trọn vẹn, tốt đẹp thì không bao giờ có được. Đó là lẽ thật. Người thông minh, sáng suốt biết siêng năng, cần cù trong mọi công việc, biết chọn nhân tốt để gầy dựng tương lai và sự nghiệp cho gia đình được kết quả trọn vẹn trong hiện tại và mai sau. Ngược lại, người không biết tu tạo phước đức, thường hay tạo nhân xấu ác thì quả xấu sẽ đến như người trộm cướp sẽ bị bắt và chịu tù tội. Tất cả quý Phật tử khi nghe lời Phật dạy đã hiểu rồi thì ráng cố gắng chọn lựa nhân tốt để làm, nhân xấu loại ra, bất cứ làm việc gì chúng ta cũng lấy nhân quả làm nền tảng thì lợi ích vô cùng.
Thế gian có nhiều người gây nhân mà không dám chịu quả; như trong nhà có nhiều anh chị em mà ta lỡ tay làm bể cái chén quý của mẹ, do không dám nhận lỗi nên khi cha mẹ tra hỏi ta đổ thừa không biết. Cuối cùng, mẹ phải bắt tất cả anh chị em trong nhà ra điều tra, mấy đứa kia đâu có làm bể nên chúng nói không biết. Mẹ giận quá phải đánh đòn hết để điều tra ra sự việc coi ai làm bể. Chúng ta đã lỡ tạo nhân thì phải can đảm chịu quả, nhận lỗi lầm về mình do sơ xót làm bể, “dạ thưa mẹ, đây là lỗi của con, con lỡ như vậy, xin mẹ thương mà tha thứ bỏ qua cho con”. Ta biết nhận lỗi như vậy thì mẹ nào lại chẳng thương yêu, tha thứ. Ta khỏi làm phiền hà khiến anh chị em bị đòn oan.
Thế cho nên, người biết tin sâu nhân quả và dám chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình là người sống có nhân cách và phẩm chất đạo đức tốt. Người nào không tin nhân quả là người yếu đuối, hèn nhát, không có hiểu biết và nhận thức đúng đắn, nên sống càn, sống dở, làm tổn hại cho gia đình, người thân và xã hội.Kế đến ta tin con người sau khi chết không phải là hết mà chỉ thay hình, đổi dạng tuỳ theo nghiệp nhân gieo tạo tốt-xấu của mình. Ta tin có tái sinh, luân hồi thì càng làm mình thêm dè dặt hơn để trong đời sống như thế nào cho phải đạo làm người; bởi ai cũng muốn đời sống sau được bình yên, hạnh phúc, có tất cả tiền tài, danh vọng, nên phải giữ gìn 5 điều đạo đức, là chuẩn mực thước đo lòng người trong hiện tại và mai sau: Không sát sanh hại vật; không gian tham trộm cướp, lường gạt của ai; không tà dâm phi pháp; không nói dối hại người; không uống rượu say và hút chích xì ke, ma túy.
Ai giữ được 5 điều trên thì bảo đảm đời sau được sinh trở lại làm người có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Chúng ta tu để chuyển hoá nỗi khổ, niềm đau thành được an vui, hạnh phúc, làm tròn trách nhiệm bộn phận đối với gia đình, người thân và phục vụ lợi ích cho xã hội. Người không sát sanh hại vật thì đời sau sống thọ và ít bị bệnh hoạn. Người không gian tham trộm cướp thì đời sau không bị ai lấy cắp, lường gạt. Người không tà dâm thì đời sau sẽ đẹp đẽ, đoan chính, trang nghiêm, ai thấy cũng mến thương. Người không nói dối hại người thì đời sau nói năng lưu loát, nói ra mọi người đều tin theo, không bị ai nghi ngờ. Người không uống rượu say, không hút chích xì ke, ma túy thì đời sau sanh ra thông minh, sáng suốt, trí tuệ đầy đủ.
Như chúng ta đã thấy, chỉ cần tin sâu nhân quả và giữ giới đầy đủ, trọn vẹn thì ta sẽ có một tương lai tốt đẹp mà khỏi cần phải cầu khẩn, van xin một ai. Những ai không tin sâu nhân quả và kiếp luân hồi tái sinh thì đâu có biết tu, nên đời sau họ sẽ đau khổ, lầm mê.Một người biết giữ gìn 5 giới và tất cả mọi người đều giữ giới thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc, làm gì có chiến tranh, binh đao tàn sát, giết hại lẫn nhau. Nhà nào có người bị vướng vào tệ nạn xã hội thì trộm cướp hoặc rượu chè be bét, hút chích xì ke, ma túy thì đó là họa lớn làm tổn hại cho mình và người.
Cho nên, người Phật tử chân chính sẽ không làm phiền luỵ đến một ai mà con đem lại hạnh phúc cho gia đình, người thân và giữ gìn tốt an ninh trật tự cho xã hội. Chúng ta nhờ tin lời Phật dạy nên quyết tâm ứng dụng và hành trì thì kết quả mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống. Qua đó, chúng ta mới thấy lời Phật dạy là chân lý nhiệm mầu luôn giúp cho mọi người biết sống yêu thương nhau bằng tình người trong cuộc sống.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm