Thứ sáu, 16/08/2019, 15:55 PM

Đôi điều về Tự tứ

Ngày Tự tứ nhằm đúng dịp Vu Lan báo hiếu, đây là ngày lễ truyền thống trọng đại của cả dân tộc, mọi người có cơ hội tốt để báo đáp 4 ân sâu nặng. Các vị xuất gia được thêm một tuổi đạo, gọi là tuổi hạ.

Hàng năm, sau 3 tháng kiết hạ an cư chư Tăng làm lễ Tự tứ vào dịp Vu Lan rằm tháng 7.

Tự tứ dịch nghĩa chữ Phạn là Pravàrana, phiên âm là Bát-hòa-la. Từ này còn được dịch là tùy ý, thỉnh thỉnh. Nghĩa là sau khi kết thúc an cư mỗi Tỳ kheo phải tự nguyện đưa mình ra trước đại chúng, nhờ các vị đồng phạm hạnh, nếu thấy hoặc nghe, hoặc nghi ta phạm lỗi họ sẽ vui lòng chỉ bảo, để cho ta biết mà sám hối sửa đổi những lỗi lầm.

Hàng năm, sau 3 tháng kiết hạ an cư chư Tăng làm lễ Tự tứ vào dịp Vu Lan rằm tháng 7. Nguồn ảnh: Internet

Hàng năm, sau 3 tháng kiết hạ an cư chư Tăng làm lễ Tự tứ vào dịp Vu Lan rằm tháng 7. Nguồn ảnh: Internet

Tự tứ là nhằm mục đích xây dựng tăng đoàn có một đời sống cao khiết, thanh tịnh và an lạc thực sự. Bởi vì tăng đoàn là một tập thể sống hòa hợp, vô ngã, đeo đuổi một mục đích tối thượng là giác ngộ và giải thoát. Muốn thực sự giải thoát và giác ngộ thì phải nỗ lực đoạn trừ tận gốc ngã chấp và ba độc tham, sân si. Vậy nên 3 tháng an cư là khoảng thời gian lý tưởng nhất để tu tập dẹp trừ các chướng ngại ấy.

Các vị đồng phẩm hạnh khi đứng ra cử tội phải hội đủ 5 đức tính:

1. Nói đúng lúc, không nói phi thời;

2. Nói thành thật, không nói giả dối;

3. Vì lợi ích, không phải vì tổn hại;

4. Vì từ tâm, chứ không có ác ý;

5. Nói năng nhã nhặn, không nói thô lỗ.

Đồng thời vị đồng phẩm hạnh này cũng phải hội tụ 5 đức tính:

1. Không thiên vị;

2. Không giận dữ;

3. Không si mê;

4. Không khiếp sợ;

5. Biết ai Tự tứ rồi, ai chưa Tự tứ.

Đó là những điều kiện, nguyên tắc do luật định để đảm bảo cho sự Tự tứ đạt đến kết quả tốt nhất. Ngoài ra còn một số điều luật quy định khác trong Luật Tứ Phần, quyển 38, Đ22. 

Tự tứ mang một ý nghĩa khích lệ, cổ vũ và thông cảm hơn là nhằm mục đích trách phạt hay chế tài. Nguồn ảnh: Internet

Tự tứ mang một ý nghĩa khích lệ, cổ vũ và thông cảm hơn là nhằm mục đích trách phạt hay chế tài. Nguồn ảnh: Internet

Tự tứ mang một ý nghĩa khích lệ, cổ vũ và thông cảm hơn là nhằm mục đích trách phạt hay chế tài. Vả lại đặc tính của Tăng đoàn là nhất trí, thanh tịnh và hòa hợp thế nên người xuất gia ngoài trách nhiệm nỗ lực tu học, hoàn chỉnh nhân cách của mình còn có trách nhiệm bảo vệ thanh danh cho tập thể, trong tinh thần xây dựng, thương yêu, nâng đỡ.

Theo Tỳ Kheo Thích Phước Sơn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm