Mùa Vu Lan dành trọn hiếu đạo với Tứ Ân
Hiếu đạo là một trong những phẩm hạnh cao quý của con người, dù là ai, làm công việc nào cũng đều hướng đến sự đền đáp công ơn của đấng sinh thành, của người dạy dỗ, giáo dục và nơi bao bọc cuộc sống bình yên.
Với dân tộc Việt Nam, đó gọi là đạo hiếu. Phật giáo một tôn giáo gần gũi với quan niệm sống, lối hành xử thường ngày của con người được du nhập vào Việt Nam từ lâu đã góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa - đạo đức truyền thống khi hòa quyện nghi thức tôn giáo với đạo lý làm người.
Lễ Vu Lan vào rằm tháng bảy hằng năm, vì thế đã trở thành một ngày lễ trọng đại của Phật giáo, mộ lễ hội tốt đẹp của dân gian, là dịp để mỗi người thể hiện sự hiếu nghĩa, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Đức Phật Thích ca trong Kinh Tâm Địa Quán, Phẩm Báo Ân đã dạy: “Phàm là con người phải ghi nhớ Tứ ân. Đó là: Ân cha mẹ, Ân chúng sinh, Ân quốc gia xã hội và Ân Tam bảo”. Trong Tứ ân thì đứng đầu là Ân đức của cha mẹ dành cho con cháu. Mỗi người làm con cần phải trân trọng gìn giữ và tìm cách báo đáp; phải luôn phấn đấu sống, học tập và làm việc thật tốt; báo đáp bằng sự cung kính, vâng lời, siêng năng tu tập những thiện Pháp, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.
Đạo hiếu xem công sinh thành dưỡng dục, nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ với con cái cao tựa Thái Sơn, tinh khiết, thẳm sâu như suối nguồn vô tận. Người làm cha, làm mẹ luôn lấy sự thành đạt, trưởng thành của con cái làm niềm hạnh phúc lớn nhất của đời mình. Phận làm con, biết giữ gìn nề nếp gia phong, biết yêu thương cha mẹ, kính trên, nhường dưới.
Trong nhà thì hòa thuận, ngoài xã hội thì thân ái chan hòa, không để cái xấu cám dỗ, không để cha mẹ phiền lòng là cách tốt nhất thể hiện sự hiếu hạnh của con cái đối với mẹ cha. Với người Việt Nam, Hiếu chính là Hiếu đạo, tức Đạo làm con phải Hiếu dưỡng (chăm sóc, nuôi dưỡng), Hiếu đễ (kính trọng cha mẹ và tôn trọng anh chị), Hiếu thuận (hiếu với cha mẹ và hòa thuận với anh em)...
Đức Phật dạy: “Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn quyển kinh, vạn quyển sách đều lấy chữ hiếu nghĩa làm đầu. Vì thế mà báo đáp công ơn cha mẹ thông qua việc phụng dưỡng hàng ngày, chăm sóc lúc ốm đau, bệnh tật... luôn được xem là tiêu chí đầu tiên trong việc đánh giá lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nhịp sống hiện đại luôn cuốn con người vào vòng quay gấp gáp bận rộn của nó. Kéo theo đó là sự thay đổi quan niệm về đạo đức, qui tắc ứng xử của một số người. Nhưng dù là gì thì chữ “Hiếu” vẫn luôn vẹn nguyên ý nghĩa. Đó là sự tôn trọng, trân quý công ơn của đấng sinh thành.
Bắt nguồn từ câu chuyện báo hiếu với Mẹ của Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát. Bằng con đường tu tập của mình, Ngài đã giải thoát cho linh hồn mẹ mình khỏi vòng tội lỗi, được siêu sinh.
Từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, Lễ Vu Lan dịp tháng bảy âm lịch hàng năm dần trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Vu Lan là dịp để gia đình sum họp; con cháu hỏi han, chia sẻ với ông bà, cha mẹ về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cầu cho cha mẹ được hưởng phúc lành; hồi hướng đến tổ tiên, thắp nén hương thơm nguyện cầu cho vong linh người đã khuất được siêu sinh tịnh độ.
Lễ Bông hồng cài áo trong mùa Vu Lan là để người được cài bông trắng không quên cha mẹ mình đã khuất; người được cài bông hồng sẽ thấy mình hạnh phúc khi còn cha, còn mẹ mà biết sống sao cho cha mẹ khỏi phiền lòng. Để ai cũng hiểu rằng: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha; Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha!”
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, báo hiếu với đấng sinh thành, mỗi người có một cách riêng, nhưng đâu chỉ là lo bù đắp cho cha mẹ đủ đầy vật chất lúc tuổi già ốm đau, bệnh tật, mà quan trọng là sự quan tâm, sẻ chia với cha mẹ những gì bình dị nhất, chân thành nhất. Dân gian có câu: “Miếng trầu không đẹp ở người têm, mà đẹp ở người đem dâng!”.
Có người vì mải lo việc mưu sinh mà xao nhãng việc chăm sóc cha mẹ, ông bà. Lớp trẻ thì lúc nào cũng quay cuồng với chuyện học hành, vui chơi. Có biết đâu rằng, không ít người già dẫu sống chung một nhà với con cháu, nhưng vẫn lặng lẽ khóc thầm vì buồn tủi, cô đơn ngay giữa ngôi nhà của mình.
Thậm chí, có những đứa con bất hiếu coi cha mẹ già là gánh nặng nên đã hắt hủi, đánh đập, ngược đãi người đã mang nặng đẻ đau ra mình. Vì thế, có những người già không nơi nương tựa, hoặc không chịu được con cái, phải lang thang kiếm sống hoặc vào sống ở các Trung tâm bảo trợ xã hội, nương nhờ cửa Phật, trông cậy vào lòng thương của cộng đồng. Đó là những hành vi biểu hiện sự xuống cấp đạo đức của một số người mà xã hội cần phải lên án, pháp luật cần phải can thiệp để chung tay xây dựng một cuộc sống chan chứa tình yêu thương và trách nhiệm.
Không ai có quyền đối xử tệ bạc và bất công với người già. Là con cháu lại càng không được phép. Không xã hội văn minh nào lại coi việc ngược đãi, tàn ác với cha mẹ là điều bình thường. Trẻ em không nghe người lớn nói gì, nhưng chúng sẽ nhìn xem người lớn làm gì và chúng sẽ làm theo. Đừng để phải khóc khi quá muộn, nếu có những việc mà hôm nay, mỗi người có thể làm cho đấng sinh thành của mình.
Tứ ân - phạm trù đạo đức quan trọng thể hiện ân tình giữa con người với con người. Tứ ân tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống mang tính khách quan, chuyển tải được giá trị chân thiện mỹ theo tinh thần Phật giáo, hàm chứa tinh thần đại hùng, đại lực, đại bi, đại trí; mang sinh khí hòa bình, tự do, bình đẳng cho nhân thế với hoài bão giải phóng mọi ràng buộc khổ đau cho con người và muôn vật.
Mùa Vu Lan là dịp để mỗi người chúng ta nghĩ về Tứ Ân, nghĩ về đạo hiếu nghĩ của con cái đối với cha mẹ ông bà, của mỗi người đối với xã hội, cộng đồng - đó là điều quan trọng cốt lõi nhất của mỗi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm