Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/09/2022, 14:40 PM

Đôi nét về Đức Bồ Tát Quan Thế Âm

Quan Thế Âm Bồ Tát có công hạnh cứu độ chúng sinh nên trong kinh gọi là Quán tự tại Bồ Tát. Để hiểu rõ hơn về hạnh nguyện của Ngài, mời quý vị cùng đọc bài viết.

Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét, nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, cứu độ chúng sinh vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm màu đó, nên trong kinh điển còn gọi là Quán tự tại Bồ Tát.

Vậy để hiểu rõ hơn về Bồ Tát Quan Thế Âm và hạnh nguyện của Ngài, kính mời quý vị cùng đón đọc bài viết dưới đây.

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quan Thế Âm Bồ Tát còn được gọi là mẹ hiền Quan Âm, vì Ngài là đại từ đại bi nên niệm danh hiệu của Ngài là “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát”.

Ở Việt Nam, hình tượng Đức Quan Âm là thân người mẹ. Vì chúng ta rất yêu quý, kính trọng, biết ơn người mẹ nên lấy hình tượng người nữ cho gần gũi, có thể thủ thỉ, tâm sự. Chính vì thế hình tượng Đức Quán Âm Bồ Tát từ bi, mang hình tượng người nữ hiền từ rất phù hợp. Tuy nhiên, đúng thực trong kinh thì Ngài không phải là thân người nữ, Ngài chỉ còn một kiếp nhất sinh bổ xứ nữa thì sẽ thành Phật.

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm toát lên vẻ trang nghiêm, từ bi.

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm toát lên vẻ trang nghiêm, từ bi.

Ý nghĩa tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát

Tên của các Đức Bồ Tát thường ứng theo hạnh nguyện, công đức của các Ngài. Như Bồ Tát Quán Thế Âm có danh hiệu là “Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát” vì Ngài thường “nghe” nỗi khổ của chúng sinh rồi đến cứu.

“Quan” hay “Quán” cũng vậy, nghĩa là quán sát, lắng nghe; “Thế Âm” là âm thanh của thế gian chúng ta; “Tầm Thanh” là tìm âm thanh để cứu khổ, cứu nạn và linh cảm.

Quan Âm Bồ Tát dùng nhĩ căn để “nghe” nhưng nhĩ căn của Ngài nghe được những âm thanh rất đặc biệt. , Ngài nghe hết cả bên ngoài, nghe cả “vào trong”. Ngài còn nghe tất cả các loại âm thanh, ai kêu khổ, ai cần cứu khổ, cứu nạn thì Ngài sẽ đến.

Thế nhưng, có những lúc chúng ta gặp nạn rất khổ, chúng ta cầu Ngài mà không thấy Ngài vì chúng ta chưa linh cảm ứng. Danh hiệu của Ngài là “Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.” “Linh” tức là liên kết, nối kết. Chúng ta chưa kết nối, chưa linh cảm được Ngài là vì chúng ta chưa có công đức, chưa chân thật tu tập.

Bởi vậy, để cảm ứng được với Phật, với Bồ Tát, chúng ta phải chân thật tu tập.

Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát là ngày nào?3 ngày vía tương ứng với 3 dấu mốc quan trọng của Đức Quan Âm mà chúng ta cần phải nhớ, cung kính đảnh lễ Ngài và nguyện nương theo Ngài để phát khởi tâm từ, dứt bỏ các việc ác, nguyện làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch để mang hương thơm đức hạnh dâng tỏa cho đời, đó là các ngày:

- 19/02 âm lịch: Ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đản sinh

- 19/6 âm lịch: Ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo

- 19/9 âm lịch: Ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia.

Nhân dân, Phật tử lễ bái trước tôn tượng Bồ Tát tại chùa Ba Vàng

Nhân dân, Phật tử lễ bái trước tôn tượng Bồ Tát tại chùa Ba Vàng

Cách cầu nguyện để cảm ứng tới Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát

Để việc cầu nguyện đến ngài Quan Thế Âm Bồ Tát được linh ứng, chúng ta cần có đủ nhân duyên, kết đủ duyên lành.

Trước hết, chúng ta cần xem xét điều mình cầu nguyện có chân chính, lợi ích cho mình hay lợi ích cho mọi người không? Bởi đây là một phần nhân duyên giúp cho sự cầu nguyện được thành tựu.

Bên cạnh đó, tâm của chúng ta khi cầu nguyện phải chí thành tha thiết thì mới dễ thành tựu.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần chân thật phát nguyện tu tập để chuyển hóa các ác nghiệp, bởi để những cầu mong và nguyện ước được thành tựu thì phải có sự vận động, thực tập, tu trì.

Đặc biệt, để sự cầu nguyện được linh ứng, cần tích lũy đầy đủ phúc báu cho việc mình mong cầu, bởi khi có phước, mình không cầu thì các điều tốt đẹp vẫn sẽ đến; ngược lại nếu không có phước báu, không có thiện căn thì cho dù cầu thế nào cũng không thể thành tựu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm