Chủ nhật, 10/02/2019, 15:25 PM

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng

Mảnh đất Sóc Trăng, nơi miền Tây thương nhớ với những ngôi chùa độc đáo, người dân chất phác, hiền hòa, là điểm đến lý tưởng cho du khách, quý Phật tử vãn cảnh trong dịp Tết Nguyên đán.

>Những ngôi chùa độc đáo của Việt Nam

Bài liên quan

Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rong: Nơi đây được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong, có niên đại trên 600 năm. Chùa Som Rong đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, cách vị trí chùa hiện tại gần 1.000 m. Ngôi chùa cũ trước có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển, đây cũng chính là lý do tên chùa gắn liền với loài cây này.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 1

Ngôi chùa là nơi cầu bình an, may mắn quen thuộc của nhiều người dân Sóc Trăng. Nắng miền Tây vương khắp sân chùa, tạo khung cảnh vừa dung dị vừa yên bình, khiến con người thấy tâm an nơi cửa Phật.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 2

Chùa Dơi: Ngôi chùa có kiến trúc hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa còn có tên là Serây Tê Chô Mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là do phúc đức tạo nên. Chùa mang tên chùa Dơi là bởi xung quanh có cánh rừng, là nơi trú ngụ của hàng vạn con dơi. Xế chiều, đàn dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các vị sư ở đây cho rằng việc đàn dơi đổ về chùa là phước lành nhà Phật.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 3

Nơi ấn tượng trong chùa là góc sân chứa chiếc ghe ngo cũ. Trên ghe, đồ vật cũ được chất đầy, hai bên hông kéo là những chiếc áo y của sư thầy được hong khô trong nắng.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 4

Chùa Ông Bổn: Nơi đây còn có tên gọi khác là Hòa An Hội Quán. Chùa Ông Bổn là cách gọi quen thuộc của bà con Sóc Trăng, cũng có người gọi là chùa A Côn. Ngôi chùa mang những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa từ đầu thế kỷ 20.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 5

Đối với người Hoa, Ông có nghĩa là “ông tổ”, “Bổn” có nghĩa là gốc gác. Ông Bổn chỉ là một biểu tượng, không phải nhân vật cụ thể.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 6

Chùa Chén Kiểu (Wath Sro Loun): Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun. Từ "Sro Loun" có nguồn gốc từ chữ "Chro Luong", là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ nơi đây có tên "chùa Chén Kiểu" là do kiến trúc khác biệt của ngôi chùa.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 7

Năm 1815, chùa lần đầu được dựng nên bằng lá. Đến năm 1969, công trình được cải tạo lại theo kiến trúc như ngày nay. Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến quyên góp chén, đĩa từ bà con địa phương để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, lại tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi là chùa Chén Kiểu.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 8

Trong văn hóa của người Khmer, các gam màu rực rỡ như đỏ, cam, vàng thường được dùng để trang trí lên các mái chùa, tường hay những đồ dùng nội thất.

Đón năm mới bình an bên những ngôi chùa nổi tiếng Sóc Trăng 9

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ngôi chùa cổ đẹp nao lòng bên bờ sông Hậu

Chùa Việt 10:09 10/04/2025

Chùa Nam Nhã nằm bên bờ sông Hậu, có kiến trúc Đông Dương độc đáo, trở thành nơi hành hương và thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát hiện chiếc chuông cổ ở chùa Hồng Phúc

Chùa Việt 19:38 08/04/2025

Ngày 19/2/2025, nhằm ngày 22 tháng Giêng, ông Nguyễn Dị Cổ và ông Võ Thái (công chức Văn hóa - xã hội UBND xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn) khi điền dã di tích lịch sử - văn hóa của địa phương đã thấy một chiếc chuông cổ, có thể được đúc vào khoảng năm 1743 ở chùa Hồng Phúc (đường số 1, thôn Hạ Nông Đông).

Khám phá ngôi chùa đẹp, thanh tịnh có nhiều cổ vật ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Việt 11:50 08/04/2025

Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 25km, chùa Trung Hậu (hay còn gọi là Tổ đình Trung Hậu, nằm ở thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hút khách tới tham quan, chiêm bái.

Chùa Lâm Dương - đạo quán cổ trên đất làng rèn

Chùa Việt 16:10 06/04/2025

Chùa Lâm Dương nằm bên bờ con sông Nhuệ, thuộc vùng cửa ngõ phía Tây Nam của nội thành Hà Nội. Hệ thống tượng thờ phản ánh đậm nét những tư tưởng của Đạo giáo chính thống, đồng thời cũng thể hiện xu hướng bản địa hóa của Đạo giáo, sự kết hợp với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian để đan xen phát triển trong các thời kỳ lịch sử.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo